Giá hai loại dầu chủ chốt trên thị trường châu Á đều giảm

Giá hai loại dầu chủ chốt trên thị trường châu Á giảm hơn 1 USD

Hai loại dầu chủ chốt đều giảm hơn một USD sau khi Saudi Arabia và Kuwait đánh đi tín hiệu sẵn sàng hạ giá bán dầu để bảo vệ thị phần.
Giá hai loại dầu chủ chốt trên thị trường châu Á giảm hơn 1 USD ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)

Sang phiên giao dịch chiều 13/10, tại thị trường châu Á, giá hai loại dầu chủ chốt đều giảm hơn một USD sau khi Saudi Arabia và Kuwait đánh đi tín hiệu sẵn sàng hạ giá bán dầu để bảo vệ thị phần, cho dù thặng dư thương mại tháng Chín vượt ngoài mong đợi của Trung Quốc đã phần nào kiềm chế đà giảm.

Trên Sàn giao dịch điện tử Singapore, lúc 13 giờ 54 phút (giờ Việt Nam), giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 11/2014 đã giảm 1,53 USD xuống 88,68 USD/thùng nhờ số liệu thương mại tích cực của Trung Quốc. Trước đó, giá loại dầu này đã chạm mức thấp nhất kể từ tháng 12/2010 là 87,74 USD/thùng.

Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ giao cùng kỳ hạn giảm 1,40 USD xuống còn 84,42 USD/thùng. Hôm 10/10, hợp đồng dầu ngọt nhẹ đã rơi xuống mức 83,59 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2012.

Trái ngược với dự đoán của thị trường, Kuwait cho hay Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) không có khả năng cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá, trong khi Saudi Arabia có hàm ý rằng mức 80 USD/thùng là có thể chấp nhận được.

Gordon Kwan, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu dầu khí tại Nomura, cho biết khi OPEC không cam kết sẽ cắt giảm xuất khẩu, thì nhu cầu tăng lên của Trung Quốc không đủ để duy trì khả năng phục hồi của giá dầu.

Bên cạnh đó, các Bộ trưởng Dầu mỏ của OPEC dự kiến sẽ nhóm họp tại Vienna, Áo vào ngày 27/11 để xem xét việc điều chỉnh mục tiêu sản lượng 30 triệu thùng/ngày cho đầu năm 2015. Tuy nhiên, một số thành viện của OPEC phản đối việc cắt giảm sản lượng khẩn cấp để đẩy giá dầu thế giới trở về mốc trên 100 USD/thùng.

Theo báo cáo hàng tháng của OPEC công bố hôm 10/10, sản lượng dầu trong tháng Chín của Saudi Arabia vào khoảng 9,704 triệu thùng/ngày, tăng so với mức 9,597 triệu thùng/ngày của tháng Tám./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.