Gia Lai: Đầu tư dự án nhân giống cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao

Dự án có mục tiêu trồng, nhân giống, chế biến cây gia vị, cây dược liệu, cây hương liệu, cây ăn quả, hoạt động dịch vụ sau thu hoạch, sơ chế dược liệu trên diện tích đất gần 700.000m2.
Gia Lai: Đầu tư dự án nhân giống cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao ảnh 1Chăm sóc giống cây dược liệu. (Ảnh minh họa: Hoàng Nguyên/TTXVN)

Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai vừa chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư đối với Dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 60 tỷ đồng từ vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động.

Dự án có mục tiêu trồng, nhân giống, chế biến cây gia vị, cây dược liệu, cây hương liệu, cây ăn quả, hoạt động dịch vụ sau thu hoạch, sơ chế dược liệu trên diện tích đất gần 700.000m2.

Dự án có công suất thiết kế vùng trồng các cây ăn quả và dược liệu là 500.000m2; hệ thống tưới và xử lý chất thải 3.400m2; xây dựng khu dịch vụ tổng hợp hơn 43.000m2; hạ tầng kỹ thuật 135.000m2.

Dự án có thời hạn hoạt động 50 năm tại xã Glar, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai; dự kiến sẽ khởi công xây dựng vào quý 4/2021, hoàn thành và đi vào hoạt động vào quý 1/2024.

[Giải mã công nghệ nhân giống hàng loạt lan Giả hạc Di Linh ở Lâm Đồng]

Công ty trách nhiệm hữu hạn nông nghiệp SEC tại tỉnh Gia Lai - chủ đầu tư dự án - sẽ được miễn tiền thuê đất theo quy định tại khoản 3, điều 3 và khoản 2, Điều 6 Nghị định số 57/2018/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn khi nhà đầu tư trực tiếp triển khai dự án.

Trước đó, đầu năm 2021, Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai cũng phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án trồng cây dược liệu kết hợp trồng cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao có diện tích hơn 200ha, tổng mức đầu tư gần 150 tỷ đồng do Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Hưng Sơn tại tỉnh Gia Lai làm chủ đầu tư./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.