Giá lương thực trên thị trường thế giới tăng trong tháng đầu năm

Chỉ số giá lương thực của FAO trong tháng Một vừa qua đã tăng lên mức trung bình 182,5 điểm do giá dầu thực vật, đường và lúa mỳ tăng mạnh.
Giá lương thực trên thị trường thế giới tăng trong tháng đầu năm ảnh 1Thu hoạch lúa mỳ. (Nguồn: fwi.co.uk)

Giá lương thực thế giới trong tháng Một vừa qua đi lên do sự tăng mạnh trong giá dầu thực vật, đường và lúa mỳ và đây cũng là tháng thứ tư ghi nhận giá lương thực thế giới tăng.

Theo Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) ngày 6/2, chỉ số giá lương thực của FAO - đánh giá sự thay đổi hàng tháng đối với các mặt hàng ngũ cốc, hạt có dầu, sản phẩm bơ sữa, thịt và đường, trong tháng Một vừa qua đã tăng lên mức trung bình 182,5 điểm - tăng 0,7% so với tháng 12/2019.

FAO cũng dự báo sản xuất ngũ cốc sẽ đạt mức kỷ lục mới trong năm 2019 và tăng khoảng 2,3% so với niên mùa 2018. Trong tháng Một vừa qua, chỉ số giá ngũ cốc tăng 2,9% so với tháng 12 lên mức cao nhất kể từ tháng 5/2018, với giá tất cả các loại ngũ cốc chính đều tăng, đặc biệt là lúa mỳ.

[FAO: Giá lương thực, thực phẩm thế giới đạt mức cao nhất trong 5 năm]

Tháng Một cũng ghi nhận chỉ số giá dầu thực vật tăng 7%, đạt mức cao nhất trong ba năm, trong khi chỉ số giá đường tăng 5,5% và chỉ số giá bơ sữa tăng 0,9%. Ngược lại, chỉ số giá thịt giảm 4%, chấm dứt chuỗi 11 tháng tăng liên tiếp, với giá tất cả các mặt hàng thịt đều quay đầu giảm. Nguyên nhân khiến giá thịt giảm chủ yếu do sức mua đi xuống, đặc biệt là tại Trung Quốc và vùng Viễn Đông.

Ngoài ra, FAO cũng dự báo sản lượng ngũ cốc toàn cầu trong năm nay ước tính sẽ đạt mức kỷ lục 2.715 tỷ tấn./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.