Giá vàng tăng vọt, người dân Mỹ đổ xô đi bán vàng

Đối với một số người, mức giá cao ngất của vàng khiến hiện nay là thời điểm tốt để thu tiền mặt. Trong khi đối với những người khác, họ bán vàng để có tiền trả các hóa đơn và tiền thuê nhà.

(Nguồn: KITCO)
(Nguồn: KITCO)

Hiện nay, các nhà đầu tư và nhà giao dịch kim loại vẫn chưa thể thống nhất về nhân tố chính xác tạo đà cho đợt tăng giá gần đây của vàng.

Song nhiều người dân Mỹ không mấy bận tâm đến điều này, thay vào đó, họ đổ xô đến các tiệm cầm đồ như King Gold & Pawn để bán vàng.

Đối với một số người, mức giá cao ngất của vàng khiến hiện nay là thời điểm tốt để thu tiền mặt. Trong khi đối với những người khác, họ bán vàng để có tiền trả các hóa đơn và tiền thuê nhà.

Bất kể là nhu cầu gì, điều rõ ràng là các cửa hàng trang sức và cầm đồ đang chứng kiến lượng lớn người dân đến bán vàng.

Gene Furman, chủ sở hữu chuỗi tiệm cầm đồ mua trang sức King Gold & Pawn và Empire Gold Buyers, cho biết người dân đang coi vàng như một cây rút tiền (ATM) mà họ chưa từng có.

Theo chủ tiệm trên, kể từ khi giá bắt đầu tăng vào cuối tháng Hai, tại một cửa hàng, số người đến bán và cầm đồ trang sức bằng vàng cao hơn gấp ba lần so với mức bình thường.

Tốc độ và mức độ tăng giá của vàng đã gây kinh ngạc, khi giá kim loại quý này đã tăng 17% kể từ mức thấp vào giữa tháng Hai. Vàng thường được coi là nơi trú ẩn an toàn cho nhà đầu tư, khi lo sợ về khủng hoảng chính trị, kinh tế và tài chính.

Căng thẳng leo thang ở Trung Đông, xung đột Nga-Ukraine và cuộc bầu cử sắp tới tại Mỹ là những nhân tố củng cố vai trò truyền thống của vàng như một tài sản an toàn.

Bên cạnh đó, một số nhà đầu tư đang đặt cược rằng lạm phát có thể tăng cao hơn trong thời gian dài và củng cố đà tăng giá của vàng.

Ngày 12/4, giá vàng giao ngay tại London có lúc đã tăng lên mức kỷ lục 2.431,52 USD/ounce, sau một loạt mức đỉnh trong tháng qua.

Các nhà quan sát cho biết hiện tại, phần lớn nhu cầu mua vàng đến từ châu Á và các thị trường mới nổi.Các ngân hàng trung ương do Trung Quốc dẫn đầu đã mua vàng ở mức chưa từng có kể từ năm 2022 trong nỗ lực đa dạng hóa hệ thống dự trữ ngoài đồng USD.

Người tiêu dùng tại quốc gia châu Á này cũng đang mua vào vàng, các quỹ ETF theo dõi cổ phiếu của các nhà khai thác vàng để phòng ngừa tình trạng suy giảm của lĩnh vực bất động sản trong nước.

Đây là sự đảo ngược so với lịch sử thương mại toàn cầu trong nhiều thập kỷ, khi người mua châu Á có xu hướng bán ra vào thời điểm giá cao.

Không giống với Trung Quốc, ông Adrian Ash, Giám đốc nghiên cứu của dịch vụ đầu tư vàng trực tuyến BullionVault, cho biết ở các nước phương Tây, đặc biệt là ở Mỹ, không có gì cấp bách trong việc mua vàng, khi nền kinh tế vẫn tương đối vững mạnh.

Trong những tuần gần đây, nền tảng giao dịch của BullionVault đã chứng kiến lượng bán ra vàng tăng gấp đôi so với năm trước.

Tình trạng thiếu nhu cầu sở hữu vàng cũng được phản ánh qua doanh số bán hàng yếu của Cơ quan Đúc tiền kim loại Mỹ, khi trong tháng Ba doanh số bán đồng xu vàng American Eagle ghi nhận tháng Ba thấp nhất kể từ năm 2019.

Tuy nhiên, các vấn đề dài hạn như đà tăng nợ công của Mỹ và "sức khỏe" của hệ thống ngân hàng cũng như mối lo ngại về lạm phát vẫn thúc đẩy một số nhà đầu tư muốn sở hữu kim loại quý trên bất kể giá cả như thế nào.

Giám đốc của công ty giao dịch kim loại Gerrards Precious Metals, Jason Collin, cho biết một số khách hàng của ông vẫn mua vàng do lo ngại về "sức khỏe" của các ngân hàng./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.