Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng mới đạt 15% kế hoạch năm

Hiện có 47/52 bộ và 27/63 địa phương ghi nhận tỷ lệ giải ngân dưới 15%, trong đó có 32 bộ và 1 địa phương giải ngân đạt dưới 5% kế hoạch.
Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng mới đạt 15% kế hoạch năm ảnh 1Giải ngân kế hoạch vốn năm 2023 theo kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao mới đạt 15,6% và thấp hơn mức 18,5% của cùng kỳ năm 2022. (Ảnh: Vietnam+)

Thông tin từ Bộ Tài chính về thực hiện giải ngân vốn đầu tư công cho thấy số thanh toán từ đầu năm đến ngày 30/4 là 112,8 nghìn tỷ đồng và bằng 14,6% kế hoạch.

Trong số đó, giải ngân vốn kế hoạch các năm trước kéo dài sang năm 2023 (vốn trong nước) trong 4 tháng gần 2,2 nghìn tỷ đồng, đạt 13% kế hoạch; vốn kế hoạch năm 2023 là 110,6 nghìn tỷ đồng, đạt 15% kế hoạch (cùng kỳ năm 2022 đạt 17% kế hoạch).

[Thủ tướng: Kiên định ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát]

Vốn trong nước là 108,9 nghìn tỷ đồng (đạt 15% kế hoạch) và vốn nước ngoài là 1,8 nghìn tỷ đồng (đạt 6% kế hoạch).

Tính đến thời điểm hiện tại, giải ngân vốn năm 2023 theo kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao mới đạt 15,6% và thấp hơn mức 18,5% của cùng kỳ năm 2022, trong đó vốn trong nước đạt 16% (cùng kỳ năm 2022 là gần 20%) và vốn nước ngoài đạt 6,3% (cùng kỳ năm ngoái là 3,3%).

Theo ghi nhận từ Bộ Tài chính, hiện có 3 bộ và 19 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 20%, đại diện như Đồng Tháp (38,3%), Bến Tre (37%), Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (36,7%), Tiền Giang (33,9%), Phú Thọ (33%). Bộ Tài chính cũng lưu ý, 47/52 bộ và 27/63 địa phương đang có tỷ lệ giải ngân dưới 15%, trong đó có 32 bộ và 1 địa phương giải ngân đạt dưới 5% kế hoạch./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.