Giải pháp gia tăng lợi nhuận cho Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn

Giải pháp phân tích hàm lượng asen giúp nhà máy chủ động kiểm soát hàm lượng asen trong các dòng mẫu từ nguyên liệu, từ đó góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm propylene.
Giải pháp gia tăng lợi nhuận cho Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn ảnh 1Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn. (Nguồn: BSR)

Việc áp dụng thành công giải pháp phân tích hàm lượng asen trong các dòng mẫu từ nguyên liệu dầu thô, đến các sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối propylene tại Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã giúp làm lợi 1 tỷ đồng/năm cho Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR).

Theo kỹ sư Võ Tấn Phương, đồng tác giả của giải pháp, giải pháp này giúp Nhà máy chủ động kiểm soát hàm lượng asen trong các dòng mẫu từ nguyên liệu, từ đó góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm propylene cung cấp cho Phân xưởng polypropylene để sản xuất ra sản phẩm hạt nhựa polypropylene có chất lượng tốt.

Ông Phương cũng cho biết, trước khi giải pháp này được áp dụng thành công vào sản xuất, các phương pháp phân tích hiện có chưa kiểm soát tốt được hàm lượng Asen trong dầu thô đầu vào và dầu cặn (residue - nguyên liệu cho Phân xưởng cracking xúc tác - RFCC).

[BSR: Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 704 tỷ đồng]

Trong khi đó, BSR phải gửi mẫu thuê đơn vị bên ngoài kiểm tra, phân tích hàm lượng Asen nên rất bị động và tốn kém chi phí.

Theo ông Phạm Công Nguyên - Trưởng ban Quản lý chất lượng BSR, với kết quả đạt được, giải pháp đã áp dụng vào thực tiễn nhằm kiểm soát hàm lượng asen của tất cả các dòng mẫu tại Nhà máy Lọc dầu Dung Quất như dầu thô, dầu cặn, Naptha, LPG/Propylen, giúp Công ty hoàn toàn chủ động trong công việc và tiết kiệm chi phí, góp phần gia tăng lợi nhuận của Công ty.

Năm 2018, BSR đã triển khai nhiều giải pháp kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tiết kiệm được hàng trăm tỷ đồng, trong đó nổi bật nhất là giải pháp tối ưu hóa năng lượng, thực hiện kiểm toán năng lượng tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã giúp BSR tiết kiệm khoảng 7 triệu USD/năm./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.