Giao thương về năng lượng vẫn mạnh bất chấp căng thẳng Mỹ-Trung

Buôn bán năng lượng với Trung Quốc sẽ vẫn vững ổn trong dài hạn, bất chấp tranh cãi thương mại leo thang giữa hai nước ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Mỹ.
Giao thương về năng lượng vẫn mạnh bất chấp căng thẳng Mỹ-Trung ảnh 1(Nguồn: Reuters)

Các quan chức tham dự diễn đàn thường niên Trung-Mỹ về dầu và khí đốt, diễn ra tại Houston, ngày 19/9 cho rằng buôn bán năng lượng với Trung Quốc sẽ vẫn vững ổn trong dài hạn, bất chấp tranh cãi thương mại leo thang giữa hai nước ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Mỹ.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Phó Giám đốc Cơ quan Năng lượng quốc gia Trung Quốc, ông Li Fanrong, nhấn mạnh sự hợp tác song phương có khả được mở rộng và thêm nhiều điều khác có thể được thực hiện để thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa hai nước. Theo ông, có sự hợp tác hiệu quả giữa Trung Quốc và Mỹ.

Trong khi đó, quan chức Vụ Năng lượng Hóa thạch thuộc Bộ Năng lượng Mỹ, ông Steve Winberg cũng nêu rõ: "Sự hợp tác về năng lượng có khả năng tiếp diễn trong dài hạn, bất chấp các vấn đề thương mại ngắn hạn tác động đến hành trình điều chỉnh những thỏa thuận thương mại toàn cầu của chúng ta."

Diễn đàn trên được khởi động một ngày sau khi Trung Quốc tuyên bố sẽ áp thuế mới đối với hàng hóa có giá trị 60 tỷ USD nhập từ Mỹ, trong đó có mức thuế 10% đối với các sản phẩm khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu, để đáp trả việc Mỹ thông báo sẽ áp thuế mới đối với các sản phẩm xuất khẩu trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc, trong đó có thiết bị điện tử, đồ nội thất và hóa chất.

Bất chấp tình hình căng thẳng thương mại, một số chuyên gia tham dự diễn đàn cho hay họ lạc quan về mối quan hệ trong lĩnh vực năng lượng giữa Bắc Kinh và Washington và điều này sẽ làm thay đổi thuế “ăn miếng trả miếng."

[Tránh cuộc chiến thương mại, các công ty Trung Quốc tìm đường "di tản"]

Xuất khẩu các chế phẩm từ dầu và LNG sang Trung Quốc đã ngày càng tăng mạnh trong hai năm qua. Trong nửa đầu năm 2018, Mỹ đã xuất khẩu 300.000 thùng dầu thô/ngày sang Trung Quốc, còn trong thời gian từ đầu năm đến tháng Bảy đã xuất khẩu 56 chuyến hàng LNG sang nước tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới này, lên tới gần 190 tỷ phút khổi (ft3) khí tự nhiên tổng cộng. (1 ft3 = 0,0283 m3).

Trung Quốc nhập khẩu gần 10% tổng LNG xuất khẩu của Mỹ. Mỹ đã xuất khẩu hơn 1.300 ft3 khí tự nhiên kể từ khi hoạt động xuất khẩu LNG bắt đầu vào năm 2016, nhờ sự bùng nổ của dầu khí đá phiến.

Tuần trước, DOE dự báo xuất khẩu LNG sẽ tăng lên đạt trung bình 9,9 tỷ ft3/ngày trong năm 2018, tăng 15% so với mức của năm 2017./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.