Giới chức Hàn Quốc dự báo những khó khăn kinh tế của Triều Tiên

Giới chức Hàn Quốc nhận định nền kinh tế Triều Tiên có thể đối mặt với nhiều khó khăn hơn cả những năm 90 của thế kỷ trước do các lệnh trừng phạt của quốc tế.
Giới chức Hàn Quốc dự báo những khó khăn kinh tế của Triều Tiên ảnh 1Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thăm Khu liên hiệp vật liệu xây dựng Chollima ở Bình Nhưỡng. (Nguồn: Reuters)

Giới chức Hàn Quốc nhận định nền kinh tế Triều Tiên có thể đối mặt với nhiều khó khăn hơn cả những năm 90 của thế kỷ trước do các lệnh trừng phạt của quốc tế liên quan đến chương trình tên lửa và hạt nhân của nước này.

Phát biểu ngày 30/10 tại một diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Cho Myoung-gyon cho biết kinh tế Triều Tiên đã phải đối mặt với nhiều khó khăn nghiêm trọng sau khi nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành (Kim Il-sung) qua đời.

Trong giai đoạn từ giữa đến cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, ước tính 3 triệu người dân nước này được cho là đã chết đói.

[Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc nhấn mạnh hợp tác kinh tế với Triều Tiên]

Bộ trưởng Cho Myoung-gyon đánh giá rằng tình hình Triều Tiên hiện nay có thể còn tồi tệ hơn cả giai đoạn trên. Quan chức này nêu rõ dựa trên kết quả của đại hội Đảng Lao động mới đây, Triều Tiên dường như xem tình hình hiện nay là cuộc khủng hoảng và đang "gồng mình cho một cuộc đua đường dài."

Trong khi đó, truyền thông Triều Tiên kêu gọi người dân phát huy hơn nữa khả năng tự lực, tự cường. 

Theo Bộ trưởng Cho Myoung-gyon, các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc cũng như những biện pháp trừng phạt đơn phương của Washington đối với Bình Nhưỡng dự kiến tác động đến khoảng 90% các mặt hàng xuất khẩu của Triều Tiên. Trong khi đó, ước tính kim ngạch xuất khẩu của Triều Tiên khoảng 3 tỷ USD/năm.

Đánh giá trên của quan chức Seoul được đưa ra trong bối cảnh Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vừa áp đặt các lệnh trừng phạt mới chống Triều Tiên sau khi nước này tiến hành vụ thứ hạt nhân lần thứ sáu ngày 3/9 vừa qua.

Các lệnh trừng phạt này bao gồm cả biện pháp hạn chế Triều Tiên nhập khẩu các nguồn năng lượng và lệnh cấm xuất khẩu các mặt hàng dệt may./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.