Giới chuyên gia: Đã tới lúc thế giới cần giảm sản lượng dầu

Gần đây giá dầu liên tiếp lập "đáy" mới khiến nhiều chuyên gia cho rằng đã tới thời điểm các nước sản xuất dầu mỏ trên thế giới cắt giảm sản lượng khai thác.
Giới chuyên gia: Đã tới lúc thế giới cần giảm sản lượng dầu ảnh 1Khai thác dầu tại khu vực gần Tioga, Bắc Dakota, Hoa Kỳ ngày 21/8. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Gần đây giá dầu liên tiếp lập "đáy" mới khiến nhiều chuyên gia cho rằng đã tới thời điểm các nước sản xuất dầu mỏ trên thế giới cắt giảm sản lượng khai thác.

Ông Andy Lipow, Chủ tịch công ty tư vấn Lipow Oil Associate, LCC cho biết, tình hình nghiêm trọng diễn ra trên khắp Bắc Mỹ.

Giá dầu giảm đã gây thiệt hại cho hầu hết các nhà sản xuất ở Mỹ, nhưng đặc biệt là ảnh hưởng đến Canada.

Lợi nhuận kinh doanh thấp khiến 250.000 người trong ngành đã mất việc làm, trong đó có khoảng 50.000 người ở Texas (Mỹ).

Dự đoán số người thất nghiệp sẽ tăng lên, trong bối cảnh giá dầu sụt giảm khiến nhiều công ty bị phá sản hoặc buộc phải thu hẹp hoạt động.

Ngày 18/1, giá dầu thô đã xuống dưới mốc 28 USD/thùng, "đáy" mới kể từ năm qua. Thị trường dầu biến động từ khi Tehran tuyên bố sẵn sàng cung cấp thêm nửa triệu thùng mỗi ngày sau khi được quốc tế dỡ bỏ lệnh cấm vận.

Đối mặt với dư thừa nguồn cung, một số nước sản xuất đang thừa nhận thị trường cần có biện pháp ổn định. Ví dụ, Oman kêu gọi các nước sản xuất dầu mỏ cắt giảm sản lượng.

Ông Richard Haynberg từ Trung tâm phân tích Post Carbon Institute cũng nhận định rằng giá thấp trong ngành công nghiệp dầu mỏ không phải lúc nào cũng có lợi.

Ông nói: “Rõ ràng, chúng ta đang tiến gần tới thời đại giảm sản lượng dầu. Liệu nhờ đó giá dầu có tăng lên? Trong tương lai ngắn hạn thì không thể, vì nhu cầu tiêu thụ hiện nay thấp, ngay cả mức giá dưới 30 USD/thùng cũng không kích được cầu và nền kinh tế toàn cầu đang bước trên 'lớp băng mỏng.' Do đó không nên mong đợi sự đầu tư đáng kể vào ngành này cho tới khi giá dầu lên đến 80-100 USD/thùng hoặc cao hơn”./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.