Giới chuyên gia dự báo về tác động của FTA Mỹ-Nhật đối với Hàn Quốc

Viện Nghiên cứu kinh tế Hàn Quốc (KERI) nhận định nếu Mỹ và Nhật Bản ký kết thành công một hiệp định thương mại tự do, mức thặng dư thương mại thường niên của Hàn Quốc sẽ giảm tới 27,5 tỷ USD.
Giới chuyên gia dự báo về tác động của FTA Mỹ-Nhật đối với Hàn Quốc ảnh 1Tàu hàng neo đậu tại cảng quốc tế Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo các chuyên gia, thặng dư thương mại của Hàn Quốc có thể sẽ giảm nếu Mỹ và Nhật Bản ký kết thành công một hiệp định thương mại tự do (FTA).

Từ tháng 4 vừa qua, các quan chức thương mại Washington và Tokyo đã đẩy mạnh các cuộc đàm phán FTA và hai bên hy vọng có thể hoàn tất ngay trong tháng này.

Viện Nghiên cứu kinh tế Hàn Quốc (KERI) nhận định nếu Mỹ và Nhật Bản đạt được thỏa thuận trên, mức thặng dư thương mại thường niên của Hàn Quốc sẽ giảm tới 27,5 tỷ USD.

Trước đó, Hàn Quốc công bố đạt thặng dư thương mại 70,5 tỷ USD năm 2018, đánh dấu 10 năm liên tiếp kim ngạch xuất khẩu của nước này luôn cao hơn nhập khẩu.Các chuyên gia của KERI cũng lưu ý rằng FTA giữa Washington và Tokyo có thể dẫn đến giảm số lượng các nhà xuất khẩu tại Hàn Quốc.

[Tàu hàng neo đậu tại cảng quốc tế Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN]

Ví dụ trong lĩnh vực ôtô và điện tử, mức giảm có thể lần lượt là 9,2% và 11,6% Mỹ và Nhật Bản thực thi một FTA toàn diện.Hiện Nhật Bản và Mỹ đều hy vọng thu hẹp khoảng cách trong một số lĩnh vực để sớm đạt được một thỏa thuận thương mại song phương. Tokyo muốn Washington bãi bỏ thuế đối với ôtô và phụ tùng ôtô nhập khẩu từ Nhật Bản.

Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tìm kiếm một thỏa thuận nhằm giảm thâm hụt thương mại với Nhật Bản, cho rằng áp thuế là một biện pháp để giải quyết tình trạng cán cân thương mại không cân bằng.

Washington cũng đòi hỏi Tokyo mở cửa thị trường hơn đối với các sản phẩm sữa, thịt bò, thịt lợn, lúa mỳ của Mỹ.Nhà nghiên cứu Jung Jae-won của KERI cho rằng Mỹ có thể đang duy trì lập trường "chờ xem" đối với những hạn chế xuất khẩu mà Nhật Bản áp dụng với Hàn Quốc, chính vì Washington đã đạt được một thỏa thuận ngầm với Tokyo.

Trong bối cảnh tranh cãi thương mại kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc, căng thẳng thương mại Seoul-Tokyo có thể kéo dài hơn.Từ tháng 7 vừa qua, quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã leo thang căng thẳng sau khi Tokyo quyết định hạn chế xuất khẩu sang Seoul 3 loại vật liệu công nghệ cao dùng trong sản xuất chíp điện tử và màn hình - các lĩnh vực mũi nhọn của Seoul, đồng thời loại Hàn Quốc ra khỏi "Danh sách Trắng" các đối tác được ưu đãi thương mại.

Đáp lại, ngày 12/8 vừa qua, Hàn Quốc tuyên bố sẽ loại Nhật Bản khỏi danh sách gồm 29 nước được hưởng ưu đãi xuất khẩu đối với các mặt hàng nhất định vào tháng 9 tới. Hồi tuần qua, Hàn Quốc đã đệ đơn lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về vấn đề này./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.