Giới chuyên gia khuyến cáo về tình hình kinh tế ảm đạm tại Đức

Hội đồng chuyên gia kinh tế độc lập của Đức cho rằng "thời hoàng kim" của kinh tế Đức đã kết thúc và hiện đã đến lúc nước này cần phải tiến hành cải cách kinh tế.
Giới chuyên gia khuyến cáo về tình hình kinh tế ảm đạm tại Đức ảnh 1Một nhà máy sản xuất ống nước tại Đức. (Ảnh: New York Times)

Theo các chuyên gia, kinh tế Đức đang ở trong một tình cảnh ảm đạm, khi mà những hy vọng về một sự "đảo chiều" đang ngày càng giảm dần và điều này có thể lan rộng ra toàn châu Âu.

Ngành công nghiệp của Đức đang trong tình trạng suy giảm, với nguyên nhân bắt nguồn từ sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng, sự tái cân bằng của nền kinh tế Trung Quốc và cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.

Nhà kinh tế Jörg Krämer thuộc ngân hàng Commerzbank đánh giá kinh tế Đức hiện vẫn đang trong tình trạng "lấp lửng" giữa tăng trưởng vừa phải và sụt giảm nhẹ. Theo nhà kinh tế này, sau khi giai đoạn suy giảm kết thúc thì kinh tế Đức không thể có sự hồi phục mạnh mẽ và hoạt động xuất khẩu của nước này sẽ phải mất một thời gian dài để phục hồi.

[Liên minh châu Âu hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Eurozone năm 2019]

Trước đó, Hội đồng chuyên gia kinh tế độc lập của Đức cũng đưa ra nhận định kém tích cực tương tự, khi cho rằng "thời hoàng kim" của kinh tế Đức đã kết thúc và hiện đã đến lúc nước này cần phải tiến hành cải cách kinh tế. Theo Hội đồng chuyên gia kinh tế độc lập của Đức, nước này khá chậm trễ trong việc tiếp nhận công nghệ mới, đầu tư ít trong khi vẫn còn quá nhiều rào cản đối với việc thành lập doanh nghiệp.

Trong khi đó, dân số già hóa nhanh đã khiến tăng trưởng năng suất lao động của Đức vẫn ở mức thấp do thị trường lao động đang thu hẹp. Các lao động có chuyên môn đang ngày càng khó tìm, trong khi các doanh nghiệp tìm mọi cách "giữ chân" người lao động trong giai đoạn suy giảm bởi lo ngại sẽ khó tuyển dụng khi bước vào thời kỳ phục hồi.

Trước tình hình trên, các ngân hàng ở Đức cũng không có nhiều sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Chi phí hoạt động của các ngân hàng Đức hiện ở mức cao nhất Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn (ROE) của các ngân hàng Đức trong quý II/2019 là 0%.

Đây là một vấn đề bởi các ngân hàng Đức luôn hạn chế cho vay khi nền kinh tế giảm tốc để bảo toàn vốn, tránh nguy cơ suy thoái. Với lợi nhuận thấp, các ngân hàng khó có thể hỗ trợ nền kinh tế./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.