Giới chuyên gia nhận định về vấn đề nguồn cung khí đốt của Nga

Hầu hết các nước châu Âu đều phụ thuộc vào khí đốt của Nga, song việc từ chối sẽ dễ dàng hơn đối với các nước không trực tiếp tiếp cận với đường ống từ Nga như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Giới chuyên gia nhận định về vấn đề nguồn cung khí đốt của Nga ảnh 1Đường ống dẫn khí đốt tại cơ sở dự trữ ngầm Bilche-Volytsko-Uherske ở Lviv, miền Tây Ukraine. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ông Igor Yushkov, chuyên gia phân tích chính của Quỹ An ninh Năng lượng quốc gia (FNEB), cho rằng hầu hết các nước châu Âu đều phụ thuộc vào khí đốt của Nga, song việc từ chối sẽ dễ dàng hơn đối với các nước không trực tiếp tiếp cận với đường ống từ Nga như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Phát biểu với hãng tin Prime, ông Yushkov nêu rõ: “Nhiều nước châu Âu lệ thuộc vào khí đốt của Nga. Chỉ có Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha độc lập được, đó là những nước mà đường ống của Nga hoàn toàn không vươn tới. Đường ống dẫn khí đốt của chúng ta đi đến tất cả các nước còn lại, do đó tùy mức độ nhiều hay ít họ đều phụ thuộc vào nguồn cung cấp của chúng ta.”

[Chuyên gia nhận định về quốc gia châu Âu đầu tiên từ chối khí đốt Nga]

Vương quốc Anh là quốc gia thứ ba mua khí đốt của Nga nhưng không thông qua đường ống.

Nga bán khí đốt cho nước này thông qua hình thức trao đổi với Na Uy - Na Uy nhận lượng khí đốt Nga cung cấp qua đường ống của Nga, và chuyển cho người Anh khí đốt của họ thông qua đường ống cũng của họ.

Ngoài ra, Anh còn mua khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga qua đường ống Yamal./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.