Giới khoa học đề cao hiệu quả của phương pháp xét nghiệm nhanh

Các xét nghiệm nhanh có thể phát huy tốt trong trường hợp người bệnh đang có một lượng lớn virus trong cơ thể, và đây cũng là thời điểm họ dễ lây bệnh cho người khác nhất.
Giới khoa học đề cao hiệu quả của phương pháp xét nghiệm nhanh ảnh 1Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Los Angeles, California, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Các nhà nghiên cứu Mỹ đang kêu gọi toàn bộ người dân nước này tiến hành các thử nghiệm nhanh với chi phí chỉ khoảng 1 USD/lần. Những xét nghiệm này có thể cho những kết quả không hoàn toàn chính xác, tuy nhiên mỗi người có thể thực hiện chúng nhiều lần trong một tuần.

Trong nhiều tuần qua, Michael Mina - trợ giảng dịch tễ học tại trường Đại học Harvard, đã thúc đẩy việc công nhận hiệu quả của các xét nghiệm nhanh này.

Quan điểm của ông là không nhất thiết phải sử dụng các thử nghiệm phân tử có độ chính xác cao hiện nay - được gọi là xét nghiệm PCR, do nhiều khu vực tại Mỹ vẫn chưa thể dễ dàng tiếp cận công nghệ này.

Người dân muốn xét nghiệm thường phải đợi nhiều giờ đồng hồ để được xét nghiệm, và sau đó phải chờ vài ngày, thậm chí là một tuần mới có thể biết được kết quả.

Ông Michael Mina đã kêu gọi Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép bán các bộ xét nghiệm nhanh, có thể được thực hiện tại nhà bằng cách sử dụng một que thử với cơ chế hoạt động như một que thử thai và cho kết quả chỉ trong 15 phút.

Giới chức y tế Mỹ cho rằng những xét nghiệm này có độ nhạy thấp, điều này đồng nghĩa với khả năng chúng sẽ bỏ lỡ rất nhiều kết quả dương tính thật sự, song lại đưa ra nhiều kết quả dương tính giả.

[Mỹ cho phép sử dụng khẩn cấp phương pháp xét nghiệm COVID-19 chung]

Nhưng đối với ông Mina và các chuyên gia khác, một chiến lược như vậy sẽ hiệu quả đối với sức khỏe y tế cộng đồng. Vì xét trên toàn bộ dân số Mỹ, số lượng các trường hợp được xác định thông qua phương pháp này sẽ cao hơn so với phương pháp hiện tại.

Các xét nghiệm nhanh có thể phát huy tốt trong trường hợp người bệnh đang có một lượng lớn virus trong cơ thể, và đây cũng là thời điểm họ dễ lây bệnh cho người khác nhất.

Trong khi đó, các xét nghiệm PCR rất nhạy và có thể phát hiện các trường hợp mắc bệnh, ngay cả khi số lượng virus trong cơ thể là nhỏ nhất và chưa có khả năng truyền bệnh.

Trong một tuyên bố trên bản tin âm thanh "This Week in Virology," nhà khoa học Mina cho biết: "Chúng ta quá tập trung vào các xét nghiệm cao cấp và đắt tiền, nhưng chúng ta lại không xét nghiệm những trường hợp có nguy cơ lây nhiễm cao nhất. Do đó, chúng ta có lẽ chỉ cần tới các xét nghiệm nhanh. Những xét nghiệm này có giá thành rẻ và có thể sử dụng thường xuyên. Mặc dù những xét nghiệm nhanh này chỉ phát hiện chưa tới 5% số các trường hợp mang virus trong người, nhưng lại có thể phát hiện tới 85% số các ca đang truyền bệnh. Và đó đã là một chiến thắng lớn đối với những gì chúng ta đang có hiện nay rồi."

Viện trưởng Viện Sức khỏe toàn cầu thuộc trường Đại học Harvard - ông Ashish Jha cũng có chung quan điểm với nhà khoa học Mina.

Phát biểu với báo giới ngày 3/8, ông Ashish Jha nêu rõ: "Đó không phải là những xét nghiệm nhảm nhí. Trong các trường hợp nhất định, những xét nghiệm này thể hiện sự nhạy bén khi bạn có số lượng virus chỉ ở mức rất thấp, và bạn không thể làm lây bệnh cho người khác. Nhưng khi bạn thực sự có nguy cơ truyền bệnh, bạn sẽ có một lượng lớn virus tập trung nơi cổ họng và việc xét nghiệm sẽ cho kết quả chuẩn xác hơn nhiều."

Nhà khoa học này cũng nhấn mạnh: "Từ quan điểm dịch tễ học, tôi cho rằng khi chúng ta muốn khống chế dịch bệnh, chúng ta phải nắm được chúng ở thời điểm chúng đang lây lan. Ngay cả khi các xét nghiệm nhanh cho kết quả sai tới 50%, chúng ta vẫn có khả năng phát hiện bệnh sớm nếu thực hiện hai lần một tuần. Cũng cần lưu ý rằng phương pháp xét nghiệm nhanh này được cho là chỉ chính xác 10% là do phương pháp này được rất ít người thực hiện. Bộ xét nghiệm nhanh có giá từ 1-5 USD, tuy nhiên FDA hiện chưa cho phép bán ra thị trường"./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.