Giới phân tích: Giá vàng có thể xuống thấp trước khi bật tăng

Nhà phân tích cấp cao Edward Moya thuộc Công ty Dịch vụ tài chính OANDA (Mỹ) cho biết, vàng cần chứng kiến nền kinh tế Mỹ sụt giảm mạnh và giá vàng sẽ giao dịch ở mức thấp trước khi bật tăng.
Giới phân tích: Giá vàng có thể xuống thấp trước khi bật tăng ảnh 1Khách mua bán vàng tại Công ty Kinh doanh vàng, bạc Bảo tín Mạnh Hải, Hà Nội. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Tuần qua, giá vàng trong nước và thế giới đều. Giới phân tích cho rằng, vàng cần chứng kiến nền kinh tế Mỹ sụt giảm mạnh và giá vàng sẽ giao dịch ở mức thấp trước khi bật tăng.

Đóng cửa phiên cuối tuần, giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội vào chiều 8/10 được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 65,5-66,52 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra), tăng 800.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 200.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên hôm qua.

Tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý niêm yết giá vàng SJC ở mức 65,6-66,5 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra), tăng 900.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 800.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên hôm qua.

Trước đó, ở chiều bán ra, giá vàng trong nước liên tục tăng từ sáng đầu tuần 3-5/10, cùng chung với xu hướng của giá vàng thế giới. Sau đó, giá vàng trong nước ghi nhận giảm đến cuối tuần trong bối cảnh giá vàng thế giới đi xuống.

Với diễn biến giao dịch này, giá vàng trong nước cả tuần tăng 100.000 đồng/lượng, tương đương 0,15% giá trị. Trong khi đó, tính chung tuần, mức giá giao ngay của kim loại quý này trên thế giới đã tăng khoảng 2,4%.

[Giá vàng giao ngay tăng thêm khoảng 2,4% trong tuần]

Tai Wong, một chuyên gia giao dịch cấp cao tại Hãng tài chính Heraeus Precious Metals ở New York cho biết: "Thị trường đang dồn sự chú ý vào báo cáo việc làm tích cực hơn dự kiến của Mỹ, được cho là sẽ tiếp động lực để Fed tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản trong cuộc họp chính sách dự kiến diễn ra vào đầu tháng 11 tới."

Cũng theo chuyên gia này, "nếu không giữ được mức hỗ trợ 1.690 USD/ounce thì giá vàng có thể rơi về mức 1.660 USD/ounce. Thị trường sẽ tập trung vào dữ liệu lạm phát quan trọng dự kiến được công bố vào tuần tới và biên bản cuộc họp của Fed."

Dữ liệu cho thấy các nhà tuyển dụng Mỹ đã tuyển dụng nhiều hơn dự kiến trong tháng Chín, trong khi tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm xuống còn 3,5%.

Vàng thường rất nhạy cảm với động thái tăng lãi suất của Mỹ, vì việc này làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng, trong khi thúc đẩy giá trị của đồng USD.

Nhà phân tích cấp cao Edward Moya thuộc Công ty Dịch vụ tài chính OANDA (Mỹ) cho biết, vàng cần chứng kiến nền kinh tế Mỹ sụt giảm mạnh và giá vàng sẽ giao dịch ở mức thấp trước khi bật tăng.

Theo các số liệu thống kê, đồng USD vẫn duy trì đà tăng mạnh mẽ so với các đồng tiền khác, khiến vàng trở nên đắt hơn cho những người nắm giữ các loại tiền này. Song song với đó, lợi tức trái phiếu Chính phủ Mỹ cũng tăng.

Jim Wyckoff, chuyên gia phân tích cấp cao của Hãng giao dịch Kitco Metals cho biết: "Giới đầu tư vàng một lần nữa quyết định tập trung nhiều hơn vào chính sách của Fed và ít tập trung hơn vào những căng thẳng địa chính trị có thể thúc đẩy tâm lý tìm nơi trú ẩn an toàn."

Trong khi đó, giá vàng vật chất đã giảm ở Ấn Độ trong tuần này do giá trị đồng rupee giảm làm giảm nhu cầu mua sắm trong dịp lễ hội, đồng thời giá bán tại các trung tâm châu Á khác cũng bị đẩy lên.

Các nguồn tin cho biết, các ngân hàng cung cấp vàng đã cắt giảm các chuyến hàng đến Ấn Độ và tập trung vào Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và các thị trường khác, nơi có mức phí bảo hiểm chênh lệch giá kỳ hạn tốt hơn.

Cụ thể, các nhà cung cấp vàng hàng đầu cho Ấn Độ, bao gồm ICBC Standard Bank, JPMorgan và Standard Chartered, thường nhập khẩu nhiều vàng hơn trước mùa lễ hội và cất giữ chúng trong các hầm chứa. Tuy nhiên, các kho này hiện chỉ giữ lượng vàng chưa tới 10% lượng họ đã nắm giữ cách đây một năm./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.