Vĩnh biệt Y Moan

Giọng ca đại ngàn của Tây nguyên Y Moan qua đời

Chiều 1/10, Nghệ sĩ Nhân dân Y Moan đã trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 54 sau gần một năm đối chọi với căn bệnh ung thư dạ dày.
Chiều 1/10, Nghệ sĩ Nhân dân Y Moan đãtrút hơi thở cuối cùng sau gần một năm đối chọi với căn bệnh ung thư dạ dày.

Y Moan sinh ngày 6/9/1957, tại Buôn Dra Proong, xã Cư Ea Bua, Thành phố Buôn MaThuột, người dân tộc Ê Đê. Ông bắt đầu đến với sự nghiệp ca hát năm 1975, tạiĐoàn ca múa dân tộc Đắk Lắk.

Trong gần 35 năm qua, Y Moan là một trong ca sĩ nổi tiếng nhất Tây Nguyênbởi chất giọng có âm vực rộng, khỏe, vừa hoang dã, vừa hiện đại, có sức quyến rũlớn đối với người yêu âm nhạc trong và ngoài nước.

Những bài hát như "Ơi M’đrắc," "Em muốn sống bên anh trọn đời," "Giấcmơ Chapi," "Đi tìm lời ru mặt trời," "Chim phí bay qua bầu trời," "Xốn xang caonguyên Đắk Lắk"…qua tiếng hát của Y Moan đã trở thành niềm đam mê, tài sảntinh thần, niềm vui nằm lòng của đồng bào Tây Nguyên và cả nước.

Trong sự nghiệp ca hát của mình, Y Moan đã giành được 12 huy chương vàng,bạc trong các hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc.

Năm 1997, ông được tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú và tháng 8/2010, Y Moan đãđược Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.

Ngày 16/9/2010, tỉnhĐắk Lắk đã long trọng tổ chức lễ vinh danh sự nghiệp và tên tuổi của Y Moan.

Y Moan bị bạo bệnh và sớm phải vĩnh biệt sự nghiệp ca hát lừng danh củamình. Dự liệu được cái chết của ông, nhưng bạn bè không tránh khỏi cảm giác sửngsốt, aicũng đau xót, nghẹn ngào./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Dấu ấn Ngày giải phóng Thủ đô trong kho tàng âm nhạc

Dấu ấn Ngày giải phóng Thủ đô trong kho tàng âm nhạc

Những năm tháng chiến tranh trước, sau ngày Giải phóng Thủ đô để lại dấu ấn trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật, trong đó có âm nhạc; nhiều tác phẩm trở thành bất hủ, thậm chí thành biểu tượng của Hà Nội.