Xử lý nhà siêu mỏng

Hà Nội kiên quyết xử lý nhà "siêu mỏng, siêu méo"

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm 380 trường hợp lấn chiếm đất đai, vi phạm trật tự xây dựng còn tồn đọng.
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo yêu cầu Chủtịch Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm xử lý dứt điểm 380trường hợp lấn chiếm đất đai, vi phạm trật tự xây dựng còn tồn đọng; xử lý kiênquyết các trường hợp “nhà siêu mỏng, siêu méo” trên cơ sở phương án xử lý đãđược phê duyệt theo quy định của pháp luật, đảm bảo hoàn thành trong quý 1/2013.

Bên cạnh đó, rà soát quy trình, thủ tục cấp phép xây dựng; chỉ đạo cải cáchthủ tục hành chính, hướng dẫn lập hồ sơ, giải quyết hồ sơ cấp phép nhanh chóng,kịp thời; phát hiện, xử lý kịp thời, dứt điểm các trường hợp vi phạm mới.

Sở Xây dựng đôn đốc các quận, huyện triển khai, báo cáo trên cơ sở đó tổnghợp, đánh giá kết quả thực hiện báo cáo Ủy ban Nhân dân thành phố. Đồng thời chủtrì, phối hợp với các địa phương tổ chức phân loại, lập danh mục cụ thể cáctrường hợp lấn chiếm đất đai để xây dựng công trình và chuyển Sở Tài nguyên vàMôi trường xử lý theo quy định của Luật Đất đai.

Ông Nguyễn Đức Học, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, thực hiện chỉđạo của thành phố về việc tăng cường xử lý vi phạm lấn chiếm đất đai và trật tựxây dựng trên địa bàn, Ủy ban Nhân dân các quận, huyện đã tập trung rà soát,kiểm tra và thống kê 788 trường hợp vi phạm.

Đến nay, các quận, huyện đã xử lý xong 407 trường hợp, còn lại hơn 380 trườnghợp vi phạm, trong đó có hơn 260 trường hợp vi phạm lấn chiếm đất đai, sử dụngđất sai mục đích, tập trung nhiều ở các huyện Hoài Đức, Quốc Oai, Phú Xuyên,Thường Tín... Trên cơ sở đó, Sở Xây dựng đã đề nghị thành phố giao Sở Tài nguyênvà Môi trường hướng dẫn các quận, huyện xử lý vi phạm theo các quy định của phápluật.

Sở Xây dựng cũng lưu ý các địa phương trong quá trình xử lý vi phạm trật tự xâydựng cần hết sức thận trọng về các thủ tục pháp lý, tránh để xảy ra tình trạngchủ đầu tư lợi dụng “lách” luật, thậm chí khởi kiện ngay chính các cấp chínhquyền và cơ quan chức năng. Điển hình là “sự cố” rất hiếm gặp đã xảy ra trên địabàn quận Thanh Xuân khi các lực lượng chức năng ra quân tiến hành c ưỡng chế,phá dỡ 2 tầng xây dựng sai phép tại số nhà 53 - 55 phố Nhân Hòa, phường ThanhXuân Trung ngày 6/9 vừa qua.

Công trình này có tổng diện tích đất 142 m2, được cấp phép xây 8 tầng nhưngchủ công trình đã hoàn thiện xong đến tầng 10 và chuẩn bị đưa vào sử dụng. Mặcdù đã thừa nhận sai phạm và được các cấp chính quyền vận động, thuyết phục tựtháo dỡ phần vi phạm, nhưng chủ công trình vẫn cố tình chống đối, không chấphành quy định của pháp luật.

Đến sáng 7/9, Ủy ban Nhân dân quận Thanh Xuân nhận được quyết định “Áp dụngbiện pháp khẩn cấp tạm thời” tạm đình chỉ quyết định cưỡng chế phá dỡ công trìnhvi phạm trật tự xây dựng tại công trình 53-55 Nhân Hòa của Chủ tịch Ủy ban Nhândân quận Thanh Xuân.

Theo quyết định khẩn cấp tạm thời này, Tòa án Nhân dân quận Thanh Xuân chorằng việc đình chỉ quyết định cưỡng chế là để “bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tìnhtrạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được” và “Quyết định cóhiệu lực thi hành ngay.”

Giải thích lý do chủ đầu tư khởi kiện quyết định cưỡng chế phá dỡ của quận, Chủtịch phường Thanh Xuân Trung Trần Ngọc Sơn cho biết, chủ đầu tư đã dựa vào nhữnglỗi văn bản trong quyết định của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận. Đó là lỗi saiđịa chỉ thường trú của chủ đầu tư (thôn Cự Chính nhưng quyết định ghi là thôn CựĐình) và sai năm ban hành của Nghị định 180 (ban hành năm 2007 nhưng trong quyếtđịnh cưỡng chế ghi là năm 2012).

Sự việc trên đã gây bức xúc cho những người dân sống trên địa bàn, đặc biệt lànhững hộ dân ở xung quanh công trình này./.

Minh Nghĩa (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục