Hải Dương xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà gắn với các tour du lịch

Thông qua các hoạt động du lịch lữ hành, gắn kết các doanh nghiệp lữ hành với các cơ sở sản xuất vải, các vườn vải Thanh Hà, nhiều du khách được biết đến và thưởng thức vải thiều Thanh Hà.

Các đại biểu tham quan vườn vải được trồng theo tiêu chuẩn xuất khẩu. (Ảnh: Mạnh Tú/TTXVN)
Các đại biểu tham quan vườn vải được trồng theo tiêu chuẩn xuất khẩu. (Ảnh: Mạnh Tú/TTXVN)

Ngày 27/5 tại vùng vải xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, Trung tâm Xúc tiến Thương mại - Sở Công Thương Hải Dương, Ủy ban Nhân dân huyện Thanh Hà và Hiệp hội Du lịch tỉnh Hải Dương tổ chức Khởi động chương trình vải thiều Thanh Hà-Hải Dương “Hành trình cùng các tour du lịch.”

Sự kiện có sự tham gia của các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài tỉnh, các hợp tác xã và cơ sở sản xuất vải huyện Thanh Hà.

Bà Vũ Thị Kim Phượng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hải Dương, cho biết vải thiều là 1 trong 8 nông sản chủ lực của tỉnh.

Trong 3 năm 2021-2023, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương đã phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhiều sự kiện xúc tiến thương mại, du lịch lớn trong và ngoài nước; tổ chức các đoàn khách đến tham quan vườn vải... qua đó góp phần nâng cao giá trị, thương hiệu vải thiều.

Thông qua các hoạt động du lịch lữ hành, gắn kết các doanh nghiệp lữ hành với các cơ sở sản xuất vải, các vườn vải Thanh Hà, nhiều du khách được biết đến và thưởng thức vải thiều Thanh Hà.

ttxvn_2705_vai thieu (1).jpg
Cắt băng khởi động chương trình vải thiều Thanh Hà hành trình cùng các tour du lịch năm 2024. (Ảnh: Mạnh Tú/TTXVN)

Vải thiều Thanh Hà trở thành một điểm nhấn trong hành trình đưa du khách khám phá vẻ đẹp giàu truyền thống, văn hóa của đất và người xứ Đông, từ đó lan tỏa giá trị và thương hiệu vải thiều tới người tiêu dùng và tăng cơ hội đưa vải thiều mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và thế giới.

Theo ông Phan Thanh Phán, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch tỉnh Hải Dương, phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nhất là quả vải thiều là chủ trương lâu nay của Hiệp hội.

Hàng năm, các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài tỉnh đã thường xuyên tổ chức tour đón khách đến thăm các vườn vải, trải nghiệm hái vải cùng nông dân...

“Sự kiến gắn lữ hành, du lịch với xúc tiến thương mại lần này là cách thiết thực, đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ vải thiều. Chúng tôi tin tưởng cách làm mới này sẽ tăng sức hấp dẫn và lan tỏa mạnh mẽ và nâng cao hơn nữa giá trị quả vải một đặc sản của Hải Dương,” ông Phan Thanh Phán đánh giá.

Hiệp hội Du lịch tỉnh sẽ tích cực phối hợp, đồng hành với Trung tâm xúc tiến thương mại Hải Dương và các cơ sở sản xuất, vùng vải để lan tỏa thông tin về chương trình đến các Hiệp hội du lịch ở 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Năm 2024, tỉnh Hải Dương có 8.850ha vải, gồm 2.750ha trà vải sớm và 6.100ha trà vải chính vụ, chủ yếu là giống vải thiều Thanh Hà.

Huyện Thanh Hà có 3.285ha vải, riêng trà vải sớm của Thanh Hà khoảng 1.950ha, trà vải chính vụ của khoảng 1.335ha.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương, năm nay, giai đoạn phân hóa mầm hoa của các giống vải, thời tiết bất lợi khiến tỷ lệ vải ra hoa thâp hơn trung bình nhiều năm. Nhiệt độ mùa Đông cao hơn 1,5 độ C và không có khoảng thời gian nào nhiệt độ kéo dài từ 15-18 độ C liên tục trong khoảng 15-20 ngày kết hợp với độ ẩm không khí cao, có mưa nên quá trình phân hóa mầm hoa ảnh hưởng nghiêm trọng. Tỷ lệ ra hoa của vải sớm đạt khoảng 80% và vải thiều 30%.

Tổng sản lượng vải năm 2024 của Hải Dương ước 40.000-45.000 tấn, riêng vải sớm ước đạt 30.000 tấn.

Dự kiến trà vải chính vụ (vải thiều) bắt đầu cho thu hoạch từ ngày 10/6 đến hết tháng 6./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.