Hai hội nghị kinh tế ASEAN sẽ diễn ra tại Đà Nẵng

Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN 4, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN 42 sẽ diễn ra từ ngày 22-28/8 tại thành phố Đà Nẵng.
Tại cuộc họp báo chiều 10/8, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Túcho biết, Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN lần thứ 4 (AEC 4), Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 42 (AEM 42) và các sự kiện liên quan doViệt Nam đăng cai tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 22 đến 28/8 tại Đà Nẵng.

Các hội nghị có sự tham dự của 18 Bộ trưởng Kinh tế gồm Bộ trưởng Kinh tế cácnước ASEAN và 8 nước đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, NewZealand, Ấn độ, EU và Nga cùng đại diện giới doanh nghiệp, các cơ quan nghiêncứu trong và ngoài ASEAN.

Chủ đề của các hội nghị lần này là "Cộng đồng Kinh tế ASEAN: Cộng đồng vì sựtăng trưởng năng động và bền vững." Chủ đề khẳng định hướng đi mới của ASEANkhông chỉ coi trọng mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn hướng đến sự phát triểncân bằng, ổn định và bền vững.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú, Hội nghị AEM 42 và các hội nghị liên quan tậptrung thảo luận những định hướng lớn, các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hợp táckinh tế ASEAN, đặc biệt quan trọng là thực hiện thành công mục tiêu thiết lậpCộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015 để báo cáo lên Hội nghị AEC 4 và từđó báo lên các nhà lãnh đạo các nước tại hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 17 sẽhọp vào tháng 10/2010 tại Hà Nội.

Năm 2010 đánh dấu nhiều cột mốc quan trọng trong chặng đường thực hiện mụctiêu AEC. Các hiệp định cốt lõi ASEAN như Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN(ATIGA), Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA), gói cam kết thứ 7 về dịch vụtrong khuôn khổ hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) sẽ có hiệu lực.

ASEANcũng sẽ triển khai mạnh mẽ nhiều chương trình làm việc về thuận lợi hóa thươngmại và các biện pháp tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp vào các hoạt độnghội nhập của khu vực.

Thứ trưởng cho biết, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và các bên đối tác sẽ tham vấn đánh giá việc thựcthi các hiệp định khu vực thương mại tự do, thảo luận các biện pháp thúc đẩy hợpđàm phán các thỏa thuận thương mại mới và xác định hướng hợp tác lớn với các đốitác.

Đáng chú ý, lần đầu tiên ASEAN và Nga sẽ có đối thoại ở cấp Bộ trưởng Kinhtế nhằm định hướng tăng cường hợp tác kinh tế, đầu tư giữa hai bên trong thờigian tới.

Ngoài những hoạt động theo thông lệ, Việt Nam chủ động đề xuất một số sángkiến hợp tác mới như: mở rộng đối thoại nhiều chiều với các doanh nghiệp trongtiến trình hoạch định chính sách khu vực; tổ chức phiên tham vấn đầu tiên giữaBộ trưởng Kinh tế Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam nhằm thảo luận các biệnpháp giúp đẩy nhanh việc thu hẹp khoảng cách giữa các nước với các thành viênASEAN phát triển hơn./.

Hoàng Tùng (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.