Hải quân Italy và Malta giải cứu 165 người di cư ở Địa Trung Hải

Giới chức Italy và Malta ngày 30/5 thông báo lực lượng hải quân hai nước đã giải cứu tổng cộng 165 người di cư lênh đênh trên Địa Trung Hải trong hai hoạt động riêng rẽ.
Người di cư chờ được giải cứu lên tàu Sea-Watch 3 ở ngoài khơi bờ biển Libya, ngày 19/1/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Người di cư chờ được giải cứu lên tàu Sea-Watch 3 ở ngoài khơi bờ biển Libya, ngày 19/1/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Giới chức Italy và Malta ngày 30/5 thông báo lực lượng hải quân hai nước đã giải cứu tổng cộng 165 người di cư lênh đênh trên Địa Trung Hải trong hai hoạt động riêng rẽ.

Một đường dây nóng giải cứu trên Địa Trung Hải cho biết tàu hải quân của Italy đã giải cứu được 90 người, trong đó có 15 trẻ em sau khi nhận được tín hiệu cầu cứu. Hải quân Italy cũng đã xác nhận thông tin trên, song không công bố thêm chi tiết.

Trước đó, Hải quân Malta thông báo lực lượng này đã giải cứu 75 người di cư bám quanh một lồng cá ngừ ở Địa Trung Hải.

Cũng trong thông báo này, quân đội Malta cho biết lực lượng này đã tham gia nhiều hoạt động giải cứu người di cư chung có sự phối hợp giữa lực lượng bảo vệ bờ biển Italy và Libya.

['Liên minh ma quỷ' giữa tham nhũng và tội phạm có tổ chức ở Bắc Phi]

Tuyến đường biển từ Libya vượt Địa Trung Hải để tới các quốc gia cửa ngõ châu Âu như Tây Ban Nha và Italy là tuyến đường chủ yếu được người di cư Bắc Phi lựa chọn khi tìm đường tới "miền đất hứa."

Người di cư thường liều lĩnh vượt biển trên những con thuyền nhỏ, không đủ sức ra khơi xa và thường chở quá tải.

Số người di cư trên tuyến đường biển chính từ Libya tới Italy đã giảm mạnh trong năm qua, phần nào nhờ các thỏa thuận giữa chính phủ Libya với các nhóm vũ trang ở nước này trong cuộc chiến chống buôn người.

Theo Tổ chức Di trú quốc tế, từ đầu năm 2019 đến nay, số người di cư tới châu Âu gần 25.000 người, thấp hơn nhiều so với con số kỷ lục khoảng 1 triệu người vào năm 2015 và con số 144.000 người vào năm ngoái./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.