Hai yếu tố thúc đẩy giá vàng thế giới nối dài đà tăng kỷ lục

Hoạt động mua vào mạnh của các ngân hàng trung ương, dòng vốn đổ vào các tài sản an toàn giữa bối cảnh rủi ro địa chính trị gia tăng và nhu cầu từ các quỹ đã đẩy giá vàng tăng 12% từ đầu năm đến nay.

Vàng miếng được bán tại Dublin, Ireland. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Vàng miếng được bán tại Dublin, Ireland. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trong phiên giao dịch ngày 8/4, giá vàng thế giới nối dài đợt tăng kỷ lục do căng thẳng địa chính trị gia tăng và Mỹ ghi nhận số liệu tích cực về kinh tế.

Vào lúc 11h45 giờ London (tức 17h45 giờ Hà Nội), giá vàng giao ngay tăng 0,5% lên 2.342 USD/ounce, sau khi có lúc vọt lên mức cao kỷ lục 2.353 USD/ounce vào đầu phiên này.

Giá kim loại quý hiếm đã liên tục đạt mức cao kỷ lục trong những tuần gần đây.

Ông Kyle Rodda, nhà phân tích thị trường của sàn giao dịch kim loại quý và hàng hóa Capital.com, cho rằng có những dấu hiệu cho thấy thị trường đang lạc quan quá mức về triển vọng của vàng ở mức hiện tại.

Bên cạnh đó, theo ông Rodda, căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông có thể là động lực khác cho giá vàng.

Hoạt động mua vào mạnh mẽ của các ngân hàng trung ương, dòng vốn đổ vào các tài sản an toàn giữa bối cảnh rủi ro địa chính trị gia tăng và nhu cầu từ các quỹ đã thúc đẩy giá vàng tăng 12% từ đầu năm đến nay.

Trong khi đó, tăng trưởng việc làm của Mỹ đã vượt qua kỳ vọng trong tháng Ba. Đây là dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ khép lại quý I/2024 trên nền tảng vững chắc. Do đó, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có khả năng hoãn việc cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Ngân hàng UBS đã nâng dự báo cuối năm đối với giá vàng lên 2.250 USD/ounce, nhờ nhu cầu mạnh hơn và hoạt động mua vào của các Quỹ hoán đổi danh mục (ETF).

Theo ngân hàng này, lượng vàng do các quỹ ETF nắm giữ sẽ tăng lên khi Fed bắt đầu giảm lãi suất vào khoảng giữa năm nay.

Tuy nhiên, cố vấn cấp cao tại Hiệp hội thị trường vốn quốc tế Bob Parker cho rằng nhiều khả năng giá vàng trong thời gian tới sẽ giảm do giá đồng USD mạnh lên, lãi suất trái phiếu tăng, tỷ lệ lạm phát xuống thấp “một cách hợp lý” và kế hoạch của giảm lãi suất của Fed chưa chắc chắn./.

(TTXVN/Vietnam+)
Link bài gốcCopy link
Nguyễn Hằng

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.