Hàn-Nhật giải quyết tranh cãi thương mại nhưng khó đạt thỏa thuận

Theo Bộ Thương mại-Công nghiệp-Năng lượng Hàn, nước này và Nhật sẽ tổ chức họp vào tuần tới trong nỗ lực hàn gắn mới nhất nhằm giải quyết tranh cãi thương mại song khó có thể đạt được thỏa thuận.
Một bảng thông báo về việc siêu thị ở Hàn Quốc không bán hàng Nhật Bản nhằm trả đũa quyết định của Tokyo hạn chế xuất khẩu mặt hàng công nghệ cao cho Seoul. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Một bảng thông báo về việc siêu thị ở Hàn Quốc không bán hàng Nhật Bản nhằm trả đũa quyết định của Tokyo hạn chế xuất khẩu mặt hàng công nghệ cao cho Seoul. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Yonhap đưa tin, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc ngày 12/12 cho biết nước này và Nhật Bản sẽ tổ chức cuộc họp vào tuần tới trong nỗ lực hàn gắn mới nhất nhằm giải quyết cuộc tranh cãi thương mại kéo dài nhiều tháng qua, song hai nước láng giềng này khó có thể đạt được một thỏa thuận trong năm nay.

Bộ trên cho hay hai nước dự kiến tổ chức cuộc gặp cấp cao tập trung vào các hệ thống kiểm soát xuất khẩu tại Tokyo vào ngày 16/12 tới.

[Hàn Quốc rời vị trí top 3 thị trường xuất khẩu lớn của Nhật Bản]

Đây là cuộc họp chính thức đầu tiên của các quan chức thương mại hai bên sau khi Seoul quyết định tạm đình chỉ "có điều kiện" việc chấm dứt Thỏa thuận chia sẻ thông tin quân sự chung (GSOMIA) giữa hai nước láng giềng.

Dự kiến, Seoul và Tokyo sẽ thảo luận nhiều vấn đề về thương mại, trong đó có việc quản lý các công nghệ nhạy cảm, hệ thống kiểm soát xuất khẩu và các vấn đề tồn đọng khác giữa hai bên.

Song hai nước có thể không thu hẹp được bất đồng về các vấn đề quan trọng tại cuộc gặp sắp tới trong bối cảnh hai nước láng giềng vẫn còn đó những bất đồng về lịch sử chung, đặc biệt là sự đô hộ của Nhật Bản ở bán đảo Triều Tiên trong giai đoạn 1910-1945./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.