Hàn Quốc đón nhận số liệu kinh tế trái chiều về hoạt động chế tạo, CPI

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) Nikkei/Markit tháng 11 vừa qua tăng lên 49,4, cao hơn mức 48,4 trong tháng trước đó; CPI tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước đó.
Hàn Quốc đón nhận số liệu kinh tế trái chiều về hoạt động chế tạo, CPI ảnh 1Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Seoul, Hàn Quốc. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Hàn Quốc ngày 2/12 công bố số liệu kinh tế mới nhất về hoạt động chế tạo, giá tiêu dùng tại nước này.

Theo số liệu công bố ngày 2/12, Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) Nikkei/Markit tháng 11 vừa qua tăng lên 49,4, cao hơn mức 48,4 trong tháng trước đó.

Kết quả này mặc dù thấp hơn ngưỡng 50 phân định giữa tăng trưởng và suy giảm, song là mức cao nhất kể từ tháng Tư năm nay.

Tổng số đơn đặt hàng mới tại Hàn Quốc trong tháng 11 vừa qua giảm nhiều hơn so với tháng trước, nối dài đà giảm sang tháng thứ 13 liên tiếp giữa bối cảnh nhu cầu trong nước và toàn cầu sụt giảm.

Mặc dù vậy, chỉ số phụ về số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng từ 48,6 trong tháng 10 năm nay lên 49,9 trong tháng 11 vừa qua.

Xuất khẩu của Hàn Quốc sang Trung Quốc, Việt Nam và châu Mỹ tăng, song chỉ số xuất khẩu vẫn giảm tháng thứ 15 trong 16 tháng qua.

[Hàn Quốc hướng tới mức tăng trưởng kinh tế cao hơn trong năm 2020]

Cùng ngày 2/12, Cơ quan Thống kê Hàn Quốc công bố số liệu cho thấy giá tiêu dùng tại nước này tháng 11 vừa qua tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước đó, đánh dấu lần tăng đầu tiên trong bốn tháng.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Hàn Quốc tháng 11 vừa qua đứng ở mức 104,87, so với mức 104,71 trong cùng kỳ năm ngoái.

Lạm phát tại Hàn Quốc tháng 11 vừa qua giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước đó, do giá nông phẩm, chi phí dịch vụ giảm.

Lạm phát lõi, không bao gồm giá nông phẩm và xăng dầu, tháng 11 năm nay tăng 0,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nền kinh tế Hàn Quốc hiện đang phải đối mặt với một loạt “cơn gió ngược,” như mâu thuẫn thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, hai đối tác thương mại hàng đầu của Seoul và những thẳng của nước này với Nhật Bản.

Tuần trước, Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (Bok) đã một lần nữa hạ dự báo tăng trưởng đối với nền kinh tế lớn thứ tư châu Á xuống còn 2% từ mức 2,2% trước đó./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.