Hàn Quốc kết hợp các loại vaccine khác nhau trong phác đồ tiêm phòng

Hàn Quốc sẽ tiến hành thử nghiệm với những người đã được tiêm vaccine của AstraZeneca mũi đầu tiên, với mũi thứ 2 là vaccine của Pfizer hoặc các vaccine khác đã được Hàn Quốc cấp phép.
Hàn Quốc kết hợp các loại vaccine khác nhau trong phác đồ tiêm phòng ảnh 1Nhân viên y tế chuẩn bị vaccine ngừa COVID-19 để tiêm cho người dân tại Seoul, Hàn Quốc ngày 12/4/2021. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Chính phủ Hàn Quốc ngày 20/5 thông báo sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng việc kết hợp các loại vaccine phòng COVID-19 của các công ty khác nhau để tiêm cho cùng một người sau một nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy cách làm này hiệu quả.

Dưới sự giám sát của Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), Viện Y tế Quốc gia sẽ tiến hành thử nghiệm sự an toàn và hiệu quả của việc sử dụng các loại vaccine khác nhau trong phác đồ tiêm 2 mũi.

Kết quả nghiên cứu sẽ giúp Chính phủ Hàn Quốc xác định xem có áp dụng phương pháp này như một số nước châu Âu hay không.

[Mỹ ngỏ ý hỗ trợ Hàn Quốc khoảng 13.000 liều vaccine]

Một quan chức y tế cấp cao Hàn Quốc cho biết nước này sẽ tiến hành thử nghiệm với những người đã được tiêm vaccine của AstraZeneca mũi đầu tiên, với mũi thứ 2 là vaccine của Pfizer hoặc các vaccine khác đã được Hàn Quốc cấp phép.

Khoảng 400-500 người ở các nhóm tuổi và giới tính khác nhau sẽ tham gia thử nghiệm.

Trước đó, một nghiên cứu của Viện Y tế Carlos III của Tây Ban Nha công bố đầu tuần này cho thấy những người được tiêm vaccine AstraZeneca mũi đầu và sau đó là vaccine Pfizer mũi thứ 2 có kháng thể chống virus SARS-CoV2 tốt hơn (gấp 7 lần) những người chỉ tiêm vacccine của AstraZeneca.

Sohn Young-rae, một quan chức y tế cấp cao của Hàn Quốc, cho rằng nhìn chung, hiệu quả và độ an toàn của việc tiêm kết hợp 2 loại vaccine vẫn chưa được chứng minh đầy đủ, thời gian phát triển vaccine COVID-19 tương đối ngắn nên phải tiến hành đánh giá phương pháp này một cách khoa học.

Phía Hàn Quốc đang đánh giá một cách thận trọng kết quả nghiên cứu của Tây Ban Nha.

Một số nhà dịch tễ học Hàn Quốc bày tỏ lo ngại tương tự.

Ông Choi Jae-wook, Giáo sư y tế dự phòng trường Đại học Y khoa Hàn Quốc cho rằng nghiên cứu của Tây Ban Nha được thực hiện với số lượng hạn chế (670 người tham gia) nên vẫn còn nhiều điều chưa chắc chắn.

Chuyên gia Ma Sang-hyuk, Phó Chủ tịch Hiệp hội vaccine Hàn Quốc, cũng cho rằng vaccine phải được tiêm chủng theo phương pháp đã được phê duyệt thông qua nghiên cứu lâm sàng./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.