Hàn Quốc sẽ đầu tư mạnh tay cho dịch vụ MRO

Theo dữ liệu mới nhất của chính phủ Hàn Quốc, tỷ lệ phụ thuộc của nước này vào MRO của nước ngoài trong năm 2020 là 56%, trong khi quy mô thị trường MRO của Hàn Quốc là 700 tỷ won.
Hàn Quốc sẽ đầu tư mạnh tay cho dịch vụ MRO ảnh 1Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc (MOEF) Hong Nam-ki.(Nguồn: NewsBeezer)

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc (MOEF) Hong Nam-ki ngày 12/8 cho biết sẽ giúp giảm bớt sự phụ thuộc của các hàng hàng không thương mại trong nước liên quan đến dịch vụ bảo trì, sửa chữa và đại tu máy bay (MRO) với nước ngoài như một phần trong nỗ lực nhằm nuôi dưỡng động lực tăng trưởng mới của đất nước.

Phát biểu tại phiên họp thường kỳ diễn ra cùng ngày tại thành phố hành chính Sejong về phản ứng của chính phủ đối với các vấn đề kinh tế cấp bách, ông Hong Nam-ki, nhà hoạch định chính sách kinh tế hàng đầu của Hàn Quốc, cho biết chính phủ nước này sẽ thúc đẩy việc cắt giảm tỷ lệ phụ thuộc xuống mức 30% hoặc thấp hơn vào năm 2025.

Đổi lại, Hàn Quốc sẽ mở rộng giá trị của thị trường MRO trong nước lên 5 nghìn tỷ won (4,31 tỷ USD) vào năm 2030.

Ông Hong Nam-ki nhấn mạnh MRO là một ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cực cao, có thể thúc đẩy tăng trưởng trong các lĩnh vực liên quan. Tuy nhiên, Hàn Quốc hiện đang phụ thuộc vào hơn 50% dịch vụ MRO từ nước ngoài và sự chênh lệnh về công nghệ giữa nước này với các quốc gia cạnh tranh là rất lớn.

[Cathay Pacific thu hẹp mức lỗ, lượng khách qua Heathrow phục hồi]

Theo dữ liệu mới nhất của chính phủ Hàn Quốc, tỷ lệ phụ thuộc của nước này vào MRO của nước ngoài trong năm 2020 là 56%, trong khi quy mô thị trường MRO của Hàn Quốc là 700 tỷ won.

Điều này cho thấy Hàn Quốc hiện đang tụt hậu xa so với các quốc gia khác trên thế giới, chẳng hạn như Mỹ hoàn toàn tự chủ về công nghệ liên quan đến MRO. Pháp có tỷ lệ tự cung tự cấp là 94%, Nhật Bản 85% và Trung Quốc là 80%.

Để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường MRO toàn cầu của Hàn Quốc, ông Hong Nam-ki cho biết các hãng hàng không thương mại quốc tế nếu sử dụng dịch vụ MRO tại Hàn Quốcsẽ được miễn trả phí sân bay và dỡ bỏ thuế quan đối với thiết bị hàng không.

Lĩnh vực MRO đang phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới bất chấp đại dịch COVID-19 và các hạn chế về đi lại của quốc tế. Theo Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), chi tiêu vật liệu hậu mãi của MRO cho năm 2020 lên tới khoảng 26 tỷ USD. Cũng theo IATA, dịch vụ sử dụng vật liệu đã qua sử dụng cho máy bay sẽ tăng 68% vào năm 2022./.

MRO là tên viết tắt của Maintainance Repair Overhaul/Operation có ý nghĩa trong ngành công nghiệp vật tư phụ tùng thay thế sửa chữa cần thiết trong quá trình vận hành của các nhà máy, hệ thống công nghiệp sản xuất.

MRO bao gồm 02 danh mục chính:
1. Cung cấp vật tư, phụ tùng thay thế
2. Cung cấp thiết bị, dụng cụ sửa chữa

Để đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp sửa chữa và thay tháo các thiết bị hỏng hóc trong xưởng cơ khí đồng thời đảm bảo yêu cầu bảo trì bảo dưỡng nhằm nâng cao tuổi thọ cho các loại máy móc phải hoạt động liên tục trong các nhà máy. Lúc này cần những công cụ hỗ trợ như bộ dụng cụ sửa chữa, dụng cụ điện cầm tay chuyên dụng, dụng cụ cầm tay… để thực hiện công việc bảo dưỡng và sửa chữa.

Ngành công nghiệp MRO đang rất được chú trọng phát triển tại các nước công nghiệp trên thế giới trong đó có Việt Nam.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.