Hàn Quốc tìm cách thu hút gấp đôi lượng FDI trong năm nay

Ngày 26/8, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc thông báo đang nỗ lực đạt mục tiêu thu hút 20 tỷ USD đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) trong năm nay.

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 26/8, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc thông báo đang nỗ lực đạt mục tiêu thu hút 20 tỷ USD đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) trong năm nay, tức là tăng gấp đôi so với mức của năm 2014, nhằm vực dậy nền kinh tế lớn thứ tư châu Á này.

Hàn Quốc tìm cách thu hút gấp đôi lượng FDI trong năm nay ảnh 1Quảng cáo hạ giá tại một cửa hàng ở trung tâm kinh doanh thủ đô Seoul. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Cụ thể, Chính phủ Hàn Quốc mong muốn nước này trở thành một điểm đến mang tính chiến lược của nhiều công ty đa quốc gia đang tìm cách thâm nhập các thị trường châu Á dựa trên cơ sở những Hiệp định tự do thương mại (FTA) mà Hàn Quốc đã ký kết với các nền kinh tế lớn khác.

Theo Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Yoon Sang-jick, Hàn Quốc mong muốn thu hút ít nhất 50 công ty đa quốc gia đầu tư vào nước này.

Ngoài ra, Chính phủ Hàn Quốc cũng sẽ nỗ lực thu hút các nhà đầu tư tư nhân đến từ Trung Quốc và khu vực Trung Đông tới kinh doanh tại các khu kinh tế tự do (FEZ) thông qua việc quảng bá về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng cho các hoạt động kinh doanh và cư trú, cũng như các chính sách ưu đãi dành cho các nhà đầu tư.

Dự kiến, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc sẽ loại bỏ nhiều quy định hiện hành đang cản trở các công ty và nhà đầu tư hoạt động trong các FEZ.

Theo một quan chức bộ trên, các công ty không phải của Hàn Quốc sẽ được miễn một số quy định hành chính khi lập nhà máy và các cơ sở khác, cũng như được phép tự do thuê công nhân không phải người Hàn Quốc.

Các nhân viên y tế nước ngoài làm việc tại các FEZ sẽ được kéo dài thời hạn lưu lại Hàn Quốc./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.