Hàng dệt may xuất sang EAEU có nguy cơ bị áp dụng biện pháp phòng vệ

Bộ Công Thương cho biết mặc dù vượt ngưỡng ở mức thấp, mặt hàng dệt may đang có nguy cơ bị áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng khi nhập khẩu vào EAEU.
Hàng dệt may xuất sang EAEU có nguy cơ bị áp dụng biện pháp phòng vệ ảnh 1Dây chuyền sản xuất hàng dệt may xuất khẩu. (Ảnh: Công Phong/TTXVN)

Bộ Công Thương vừa nhận được Công hàm số 14-52 của Ủy ban Kinh tế Á Âu (EEC) thông báo mặt hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) vượt mức ngưỡng hạn ngạch thuế quan ưu đãi nhập khẩu theo quy định tại Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu (VN-EAEU FTA).

Cụ thể, nhóm mặt hàng áo bó, áo chui đầu, áo cài khuy gile, cardigans (mã HS 6110) của Việt Nam xuất khẩu vào EAEU trong năm 2020 đã vượt mức ngưỡng ưu đãi nhập khẩu quy định cho năm 2020, đạt 1.640.902kg so với mức quy định là 1.519.373kg.

Phía EAEU lưu ý về nhóm hàng mã HS 6110, tuy nhiên theo thống kê hải quan EAEU thì nhóm váy, đầm, quần áo phụ nữ có mã HS 6104.41, 6104.42, 6104.43, 6104.44, 6104.49, 6204.42, 6204.44, 6204.49 cũng đã vượt ngưỡng quy định, đạt 414.973kg so với mức quy định là 382.796kg.

[Đến 2025, ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu 55 tỷ USD]

Bộ Công Thương cho biết mặc dù vượt ngưỡng ở mức thấp, tuy nhiên, theo Điều 2.10 của VN-EAEU FTA quy định về biện pháp phòng vệ ngưỡng đối với 12 nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, mặt hàng dệt may đang có nguy cơ bị áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng khi nhập khẩu vào EAEU.

Vì vậy, tùy thuộc lượng xuất khẩu vượt ngưỡng, các mặt hàng dệt may của Việt Nam sẽ bị áp mức thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường (MFN) trong thời gian 6 tháng hoặc 9 tháng.

Do đó, doanh nghiệp có thể tham khảo theo đường link của EAEU về thống kê nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện phòng vệ ngưỡng: triggers_volumes_12_2020.pdf (eurasiancommission.org)./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.