Hàng xa xỉ "hút khách"

Hàng xa xỉ vẫn "hút khách" dù khủng hoảng kinh tế

Bất chấp khủng hoảng kinh tế, doanh số và lợi nhuận từ các mặt hàng xa xỉ của Tập đoàn hàng hiệu LVMH vẫn tăng trưởng kỷ lục.
Bất chấp một loạt nước châu Âu đang buộc phải "thắt lưng buộc bụng" để đốiphó với khủng hoảng nợ công và sự tăng trưởng chậm chạp của nền kinh tếtoàn cầu, doanh số và lợi nhuận từ các mặt hàng xa xỉ của Tập đoàn hàng hiệuLVMH (Pháp) vẫn đạt mức tăng trưởng kỷ lục.

Theo số liệu được công bố ngày 31/1, lợi nhuận ròng của LVMH trong năm ngoáităng 12%, lên 3,42 tỷ euro, trong khi doanh số bán hàng tăng tới 19%, đạt 28,1tỷ euro (38 tỷ USD), mức cao kỷ lục từ trước tới nay. Hầu hết các mặt hàng màtập đoàn này kinh doanh đều tăng mạnh về doanh số, tuy nhiên trang sức và đồnghồ đeo tay có mức tăng mạnh nhất.

Chủ tịch và Giám đốc điều hành LVMH Bernard Arnault cho biết năm 2012 là một nămrất thành công đối với tập đoàn này, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế châu Âuđang chìm trong suy thoái.

Số liệu cho thấy các thương hiệu của LVMH đặc biệt tăng mạnh tại châu Âu,châu Á và Mỹ. Việc đa dạng hóa thị trường tiêu thụ góp phần mang đến thành côngcho LVMH, trong khi đó nhiều công ty trong khu vực lại phải vật lộn với tìnhtrạng kinh tế khó khăn và tỷ lệ thất nghiệp tăng phi mã do quá phụ thuộc vào thịtrường nội địa.

LVMH là tập đoàn cung cấp hàng xa xỉ lớn nhất thế giới, sở hữu những thươnghiệu nổi tiếng như Louis Vuitton, Givenchy, Dior và Guerlain cùng với thươnghiệu Moet, Chandon, rượu Dom Perignon và cả đồ trang sức Bulgari./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.