Hậu Giang phải rà soát cơ cấu sản xuất nông nghiệp

Chủ tịch QH đề nghị Hậu Giang chú trọng rà soát cơ cấu sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng các chuỗi sản phẩm.
Tiếp tục chuyến công tác tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, Ủy viên Bộ Chính trị,Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng Ban Chỉ đạo sơ kết 5 năm thực hiệnNghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Đoàncông tác của Trung ương đã làm việc tại tỉnh Hậu Giang.

Cùng đi có Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Ksor Phước; Phó Thủ tướngChính phủ Vũ Văn Ninh, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ; đại diện lãnh đạo một sốcơ quan của Quốc hội, các bộ, ngành Trung ương.

Sáng 27/8, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn công tác của Trung ươngđã dự Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) của Tỉnhủy Hậu Giang.

Hậu Giang là một tỉnh mới thành lập, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, cơ sở hạtầng nông thôn còn thấp kém, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộnghèo khá cao (trên 23% thời điểm thành lập tỉnh 2004). Triển khai thực hiệnNghị quyết Trung ương 7 (Khóa X), sau 5 năm tập trung khai thác lợi thế về lúagạo, thủy sản và cây ăn trái, giá trị sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp năm 2012 củatỉnh đạt gần 4.000 tỷ đồng (tăng 18,66% so với năm 2008), ước năm 2013 tăng23,9% so với năm 2008.

Năm 2013, ước thu nhập trên địa bàn tỉnh đạt 21,5 triệu đồng/người/năm, tănggấp 2 lần so với 2008. Trong đó, thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt từ 8,9triệu đồng/người (năm 2008) lên 19,48 triệu đồng/người (năm 2013), tăng 2,2 lần.Tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 14,51%.

Hậu Giang đã triển khai nhiều chương trình, đề án, dự án phát triển sản xuất;tiến hành xây dựng một số chuỗi các giá trị sản phẩm có thế mạnh như: Lúa gạo,chanh không hạt, mía… Riêng cây mía Hậu Giang giữ vị trí chi phối tại vùng Đồngbằng sông Cửu Long; cá thát lát của Hậu Giang vẫn là vị trí số 1 cả nước. Nôngsản hàng hóa ngày càng đa dạng, đạt chất lượng, hiệu quả, một số mặt hàng nôngsản bước đầu hình thành mối liên kết bốn nhà; tỷ lệ cơ giới hóa ở các khâu trongsản xuất nông nghiệp tăng khá, đời sống văn hóa, tinh thần của người nông dânngày càng được cải thiện, góp phần quan trọng ổn định tình hình chính trị, kinhtế, xã hội của tỉnh.

Mặc dù nỗ lực tập trung đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn, song sovới yêu cầu đề ra, Hậu Giang còn nhiều khó khăn. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp,nông thôn chuyển dịch vẫn ở mức chậm, công tác quy hoạch sản xuất một số chủngloại hàng nông sản còn lúng túng, sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ; cơ cấu laođộng chuyển dịch chậm, chất lượng thấp; đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hộivùng nông thôn mặc dù tập trung nhưng xuất phát điểm còn quá thấp do đó chưa đảmbảo tính đồng bộ để đáp ứng nhu cầu cho sản xuất, sinh hoạt đời sống của ngườidân nông thôn mới. Đáng chú ý, năng lực phòng, tránh, ứng phó với biến đổi khíhậu, thiên tai, dịch bệnh của nông dân còn hạn chế, gây thiệt hại không nhỏ chosản xuất và đời sống.

Từ kết quả 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thônmới, Đảng ủy Hậu Giang nhận định, với điều kiện khó khăn như hiện nay, đến năm2015, tỉnh khó đạt 20% số xã nông thôn mới (19/19 tiêu chí). Tỉnh kiến nghịTrung ương xem xét, sửa đổi một số tiêu chí cho phù hợp với đặc thù vùng, miền.Hậu Giang cũng đề nghị Trung ương quan tâm, chỉ đạo sớm phê duyệt quy hoạch xâydựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang với cơ chế, chính sách đặcbiệt tạo sức bật và điểm nhấn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địabàn.

Tham gia đóng góp ý kiến với lãnh đạo tỉnh Hậu Giang trong triển khai chươngtrình phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân, đại diện các bộ, ngànhtrung ương đề nghị tỉnh cần nghiên cứu kỹ trong xác định các loại hình nông sảncủa tỉnh để tập trung đẩy mạnh sản xuất.

Ghi nhận thành tựu ban đầu của tỉnh, nhất là trong xây dựng quy hoạch, xây dựngnông thôn, xóa đói, giảm nghèo, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng đề nghị Hậu Giangtập trung hình thành vùng sản xuất chuyên canh tập trung với những sản phẩm chủlực, cây nguyên liệu, cây ăn quả; xây dựng mô hình phát triển hợp tác xã kiểumới gắn sản xuất với kinh doanh phù hợp với điều kiện thị trường, tránh sản xuấtthừa, gây thiệt hại về giá.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá, Hậu Giangđã làm tốt việc thực hiện và sơ kết Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X), bước đầuxây dựng được bộ mặt nông thôn mới theo hướng hiện đại, đời sống người dân đượccải thiện. Từ xuất phát điểm còn nhiều khó khăn, bằng sự nỗ lực của chính quyền,quân và dân trên địa bàn, Hậu Giang đã từng bước đạt được những thành tựu đángghi nhận trong phát triển kinh tế-xã hội, tạo diện mạo mới từ thành thị đến nôngthôn, Chủ tịch Quốc hội nhận định.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Đảng bộ, chính quyền Hậu Giang tập trung rút kinhnghiệm, chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch hành động quyết tâm thực hiệnNghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) với lộ trình 5 năm, 10 năm và những năm tiếptheo.

Lưu ý Hậu Giang linh hoạt trong áp dụng các chỉ tiêu, kế hoạch thực hiện chươngtrình tam nông, phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, dân cư của địa bàn,Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, mục tiêu cao nhất của Nghị quyết Trung ương 7 (KhóaX) là không ngừng nâng cao đời sống người nông dân, đảm bảo sự phát triển bềnvững của mũi nhọn kinh tế nông nghiệp quốc gia, tạo nền tảng vững chắc thúc đẩycác ngành kinh tế khác.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Hậu Giang chú trọng rà soát cơ cấu sản xuất nôngnghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng các chuỗi giá trị sản phẩm; nghiên cứumô hình nông nghiệp liên kết; tránh triệt để việc sản xuất manh mún. Tổ chức sảnxuất nông nghiệp phải căn cứ vào yếu tố thị trường để đảm bảo hiệu quả kinh tế;đi liền với đó là áp dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, kết nối khoa học công nghệvới doanh nghiệp và người nông dân.

Chỉ đạo Hậu Giang làm tốt công tác tuyên truyền, huy động sự tham gia của cả hệthống chính trị, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Hậu Giang tập trung vào những tiêuchí thiết yếu, phục vụ trực tiếp cho đời sống nhân dân địa phương, tránh tưtưởng cầu toàn trong xây dựng nông thôn mới.

Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ đạo các Bộ: Công thương; Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn, các ngành sớm hình thành các sàn giao dịch lúa gạo, hàng nông sản đểhỗ trợ công tác tiêu thụ sản phẩm trong nước. Tán thành việc xây dựng Khu nôngnghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Hậu Giang, song Chủ tịch Quốc hội yêu cầu cầnthiết lập cơ chế, quy chế hoạt động chặt chẽ, đảm bảo hiệu quả trong thực tế./.

Quang Vũ (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục