Xuất khẩu da giày là một trong những ngành hàng mũi nhọn của Việt Nam. Theo Bộ Công Thương, trong 10 tháng năm 2018, xuất khẩu giày dép các loại đã đem về gần 13 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, việc ký kết một số hiệp định thương mại như EVFTA và CPTPP dự báo sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển cho ngành da giày Việt Nam, đặc biệt là sự thu hút đầu tư cũng như thúc đẩy xuất khẩu đối với các thị trường EU và các nước tham gia Hiệp định CPTPP.
Để hiểu rõ hơn về sự chuẩn bị của ngành da giày nhằm đón đầu các cơ hội từ hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), phóng viên đã trao đổi với bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội liên quan đến các nội dung trên.
[Hiệp định CPTTP: Cơ hội nào cho các ngành hàng Việt]
- Hiệp định CPTPP sẽ có những tác động ra sao đối với sự phát triển của ngành da giày trong thời gian tới, thưa bà?
Bà Phan Thị Thanh Xuân: Hiệp định CPTPP với các nước có kim ngạch xuất khẩu rất tốt như thị trường Nhật Bản chiếm 60%, thị trưởng khác chiếm từ 2-3% thì chúng ta kỳ vọng rằng khi thực hiện CPTPP kim ngạch xuất khẩu của ngành sẽ tăng mạnh mẽ, dự báo mức tăng trưởng có thể đạt từ 10-15%.
Với kỳ vọng như vậy chúng tôi mong muốn ngành da gày không chỉ tăng trưởng xuất khẩu mà còn thu hút được đầu tư, đặc biệt là phát triển mạnh hơn nữa trong việc đầu tư phát triển nguyên phụ liệu và xây dựng được các vùng nguyên phụ liệu tại Việt Nam cũng như giúp doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu đống thời giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực chất lượng khi tham gia các FTA lớn như vậy.
- Vậy đâu là những thách thức của doanh nghiệp khi tham gia hiệp định này, thưa bà?
Bà Phan Thị Thanh Xuân: Có thể nói, sự chuẩn bị của ngành da giày không chỉ mới đây mà diễn ra từ rất lâu rồi, khi Chính phủ đàm phán các FTA lớn cho Việt Nam. Cụ thể nhất là việc các doanh nghiệp Việt Nam đầu từ mở rộng sản xuất nguyên phụ liệu.
Chúng ta có thể nhìn thấy rất rõ qua con số tỷ lệ nội địa hóa tăng rất nhanh chóng, nếu như trước kia phải nhập khẩu 65% nguyên phụ liệu từ nước ngoài thì nay, đã giảm xuống còn 50%, đó chính là những phản ánh rất rõ cho sự chuẩn bị tích cực của doanh nghiệp Việt Nam.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng tham gia các hoạt động như Xúc tiến thương mại do Hiệp hội tổ chức, chủ động trong chính hoạt động của doanh nghiệp trong tìm kiếm thị trường mới, đào tạo nâng cao nhân lực cho doanh nghiệp, đồng thời tham gia mạnh mẽ với Hiệp hội da giày để tiếp cận và kết nối được các thông tin của Chính phủ trong việc Việt Nam chuẩn bị gia nhập các FTA.
Chúng tôi thấy dó là những động thái rất tích cực của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc chuẩn bị cho các hiệp định lớn như vậy.
- Bà có thể nói rõ hơn về tỷ lệ nguyên phục liệu và nguồn cung trong nước đang được chuẩn bị như thế nào nhằm chuẩn bị cho các hiệp định lớn, trong đó có CPTPP?
Bà Phan Thị Thanh Xuân: Hiện nay với sản lượng chúng ta sản xuất hàng năm là gần 1,2 tỷ đôi giày dép, trong đó 90% hướng ra xuất khẩu và 10% tiêu thụ nội địa.
Tuy nhiên, trong những năm qua khi Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu về quy tắc xuất xứ được nâng lên thì tỷ trong nhập khẩu nguyên phụ liệu giảm xuống thay vào đó là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn tất cũng như là doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu đã mở rộng quy mô về sản xuất nguyên phụ liệu trong nước và hiện nay tỷ trọng mà chúng ta đã đạt được là 50% so với trước đây là 65% phải nhập khẩu.
Dù vậy, với những mặt hàng chúng ta có lợi thế sản xuất trong nước thì chúng tôi vẫn mong muốn thời gian tới tiếp tục gia tăng sản xuất sản phẩm nội địa để đáp ứng nhu cầu sản xuất xuất khẩu trong thời gian tới .
Chúng ta biết rằng, kỳ vọng tham gia các FTA thì tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng lên từ 15-20% mỗi năm. Chính vì vậy nhu cầu sản xuất nguyên phụ liệu cũng tăng một cách tương ứng và với nguồn nhân lực hiện nay của chúng ta, khả năng đáp ứng là hoàn toàn có thể, nhưng rõ ràng vấn đề thiếu hụt ở đây là phía doanh nghiệp của chúng ta, tiềm năng nội tại chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển như vậy.
Các giải pháp sắp tới cần tập trung mạnh mẽ hơn để giúp chúng ta tăng được năng lực sản xuất nguyên phụ liệu, đáp ứng cho tăng trưởng của xuất khẩu.
- Năng lực sản xuất giầy của Việt Nam:
- Với con số tăng trưởng xuất khẩu 11 tháng qua rất khả quan, vậy Hiệp hội có thể nói gì về kết quả xuất khẩu trong năm nay đối với ngành da giày?
Bà Phan Thị Thanh Xuân: Với kế hoạch đặt ra về sản xuất và xuất khẩu của ngành công nghiệp da giày là tăng 10% trong năm 2018 thì cho đế nay ngành vẫn giữ được tốc độ phát triển trong 11 tháng như vậy và kim ngạch xuất khẩu năm 2018 dự kiến đạt được con số 19,5 tỷ USD với mặt hàng giày dép và túi xách.
Qua 11 tháng cho thấy, tốc độ tăng trưởng cũng như các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam vẫn có mức tăng rất tốt, đặc biệt là thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản và Trung Quốc.
Dự báo từ giờ đến cuối năm tốc độ tăng trưởng của ngành sẽ đạt cao hơn và chúng tôi hy vọng kế hoạch đặt ra sẽ cao hơn mức dự kiến đầu năm.
- Xin cảm ơn bà./.