Thống kê sơ bộ, mỗi ngày có khoảng 1 tấn tôm hùm thương phẩm cỡ 0,2 kg-0,6 kg/con bị chết, trong khi trọng lượng nhỏ như vậy là không thể xuất bán đượcvì lỗ.
Theo những hộ nuôi, hiện giá tôm hùm loại 1 (1kg/con trở lên) 2, 2 triệuđồng/kg; loại 2 (từ 0,7 đến 0,9kg/con) khoảng 2 triệu đồng/kg… Nhưng tôm hùmtrong khu vực xảy ra bệnh nếu còn sống có trọng lượng cỡ 0,6 kg/con giá dao độngkhoảng 270.000 đồng/kg; nếu tôm chết giá chỉ còn 30.000 đồng/kg.
Ông Võ QuangThống, một trong những người mua tôm hùm ở xã Xuân Thịnh cho biết: “Khoảng nửatháng nay, bình quân một ngày tôi mua gom từ 30 kg tôm hùm chết và chở ra thànhphố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) bán cho đầu nậu.”
Xuân Thịnh nổi tiếng là nơi nuôi tôm hùm đạt hiệu quả nhất ở Thị xã Sông Cầu. Dovậy, số lượng lồng nuôi tăng lên đáng kể nên kèm theo đó môi trường nước ngàycàng xấu đi.
Xã Xuân Thịnh có khoảng 8.700 lồng nuôi tôm hùm, tăng gấp đôi so với năm ngoáivà chiếm gần 40% số lồng nuôi của Thị xã Sông Cầu. Nếu tính một ngày ít nhất mỗilồng tôm sử dụng 15 kg thức ăn tươi (cá, cua, ghẹ, ốc, sò…) thì lượng thức ăn đổxuống khu vực này khoảng 130 tấn, trong đó lượng thức ăn dư thừa chiếm tỉ trọngkhoảng 15%, đó là chưa kể thức ăn nuôi các loài thủy sản khác. Như vậy, hàngngày hàng chục tấn thức ăn dư thừa được lắng tụ dưới đáy nước khu vực nuôi nhưngkhông được xử lý dẫn đến môi trường nước bị ô nhiễm nặng.
Theo những người nuôi tôm, hiện nước trong đầm Cù Mông - là nơi nuôi các loàithủy sản ở Sông Cầu - ít lưu thông ra biển, đồng thời năm ngoái lại không có lũlớn cuốn trôi lớp bùn đáy nên hiện lớp bùn này quá dày và có mùi hôi thối. Ngoàira, do giá tôm hùm tăng cao nên các hộ đã tăng mật độ nuôi trong mỗi lồng từ 50con lên trên dưới 70 con. Có thể đây là những nguyên nhân gây bệnh cho tômhùm./.