Hoài nghi triển vọng tiêu thụ có thể khiến đà tăng giá dầu chững lại

Ngày càng nhiều nhà phân tích dự báo giá dầu Brent sẽ vượt 100 USD/thùng trong năm nay do nhu cầu tăng, nguồn cung hạn chế và lượng tồn kho nhiên liệu tương đối thấp.
Hoài nghi triển vọng tiêu thụ có thể khiến đà tăng giá dầu chững lại ảnh 1Bơm xăng cho phương tiện tại trạm xăng ở Cairo, Ai Cập. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Các nhà phân tích của ngân hàng Morgan Stanley (Mỹ) cho biết giá dầu có thể đạt mức gần 100 USD/thùng, nhưng một loạt yếu tố có thể ngăn cản đà tăng bền vững trên mức đó.

Đó là sự gia tăng dự kiến trong sản lượng của các nước ngoài Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), bên cạnh nhu cầu tăng nguồn cung của Nga để bổ sung nguồn thu và khả năng nhu cầu tiêu thụ dầu sẽ chậm lại do lãi suất, vốn đang khá cao ở các nền kinh tế lớn của phương Tây, tiếp tục tăng cao.

Tuần trước, giá dầu Brent Biển Bắc đạt đỉnh gần 96 USD/thùng và giá dầu ngọt nhẹ New York cũng lần đầu tiên đạt mức 91 USD/thùng trong năm 2023.

[Financial Times: Doanh thu từ dầu mỏ của Nga có thể tiếp tục tăng]

Ngày càng nhiều nhà phân tích dự báo giá dầu Brent sẽ vượt 100 USD/thùng trong năm nay do nhu cầu tăng, nguồn cung hạn chế và lượng tồn kho nhiên liệu tương đối thấp.

Giá nhiên liệu bán lẻ ở Mỹ và châu Âu đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều tháng do giá dầu thô tăng.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell nói: “Nếu giá năng lượng tăng và duy trì ở mức cao, điều đó sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu, đến kỳ vọng của người tiêu dùng về lạm phát và những vấn đề tương tự. Đó là điều mà chúng tôi phải theo dõi sát sao."

Các nhà phân tích của Morgan Stanley nhắc lại quan điểm rằng, mặc dù các ngân hàng trung ương có thể cảnh giác với giá dầu tăng, nhưng một đợt phục hồi "phải được duy trì trong một thời gian để có tác động lớn hơn, lâu dài hơn đến giá tiêu dùng lõi."

Việc giá dầu duy trì trên ngưỡng 100 USD/thùng trong thời gian dài có thể làm tăng mối lo ngại về lạm phát đối với các chính phủ đã tăng lãi suất để chống lại tình trạng giá cả tăng cao khi nền kinh tế phục hồi sau đại dịch COVID-19.

Tăng trưởng sản lượng dầu mỏ ngoài OPEC và các nước đồng minh, còn gọi là nhóm OPEC+, có thể làm dịu đi bất kỳ đợt tăng giá nào.

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs nhận định nguồn cung ngoài OPEC+ sẽ tăng 1,1 triệu thùng/ngày vào năm tới, trong khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo mức tăng trưởng sản lượng sẽ đạt 1,3 triệu thùng/ngày.

Brazil, Guyana và Mỹ nằm trong số các quốc gia dự kiến sẽ tăng sản lượng dầu mỏ.

Các nhà phân tích của Goldman Sachs cho biết lợi nhuận đầu tư và tăng trưởng sản lượng khai thác ngoài khơi cũng khiến khả năng phục hồi giá trong dài hạn ít xảy ra hơn, đồng thời cho biết thêm "hầu hết động lực tăng đã đi qua."

Lãi suất cao đã hạn chế nhu cầu hàng hóa trên khắp các nền kinh tế phương Tây, bao gồm cả dầu mỏ.

Trong khi đó, những cân nhắc về vấn đề địa chính trị cũng có thể làm phức tạp các quyết định của OPEC+ về việc có thể duy trì kế hoạch cắt giảm tự nguyện trong bao lâu./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.