Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam tích cực hỗ trợ người dân vượt qua bão lũ
Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam triển khai nhiều hoạt động cứu trợ thiết thực, đa dạng mang tính phát triển bền vững để hỗ trợ người dân vùng mưa lũ ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam.
Hội Chữ thập Đỏ tỉnh Bình Định chuyển hàng đi cứu trợ đồng bào vùng ngập lụt ở huyện Tuy Phước do ảnh hưởng của mưa lũ (2003). (Ảnh: Phạm Biết/TTXVN)
Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm của phong trào Chữ thập Đỏ, Trăng lưỡi liềm Đỏ quốc tế. Các hoạt động của Hội luôn nhận được sự ủng hộ, đánh giá cao của Hiệp Hội Chữ thập Đỏ, Trăng lưỡi liềm Đỏ quốc tế.
Đặc biệt, có thể kể đến, trong năm 2020, khi miền Trung Việt Nam phải hứng chịu thiên tai khốc liệt, Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam nhận được nguồn hỗ trợ hơn 46 tỷ đồng từ Hiệp Hội Chữ thập Đỏ, Trăng lưỡi liềm Đỏ quốc tế. Từ nguồn ngân sách này, Hội triển khai nhiều hoạt động thiết thực giúp người dân ổn định cuộc sống.
Hỗ trợ người dân tái thiết cuộc sống
2020 là một năm thiên tai, dịch bệnh có diễn biến phức tạp, khó lường, đặc biệt dải đất miền Trung liên tiếp hứng chịu các trận bão chồng bão, lũ chồng lũ gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.
Với phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau,” Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam đã kích hoạt đội ứng phó thảm họa 4 cấp đồng hành cùng người dân vượt qua bão lũ; nhanh chóng triển khai dự án “Lời kêu gọi khẩn cấp về ứng phó, phục hồi và tái thiết sau mưa lũ miền Trung tháng 10/2020.”
Hội đã triển khai nhiều hoạt động cứu trợ thiết thực, đa dạng mang tính phát triển bền vững để hỗ trợ người dân vùng chịu thiệt hại nặng nề bởi mưa lũ các tỉnh gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam.
Ngay sau khi bão đổ bộ, lũ xảy ra khiến nhiều địa phương bị cô lập, những “chiến sỹ áo đỏ” không quản nguy hiểm, tổ chức các đoàn cứu trợ khẩn cấp hỗ trợ kịp thời lương thực, nước sạch, thùng hàng gia đình, bộ dụng cụ sửa nhà cho người dân vùng bị cô lập.
Nằm trong khu vực chịu thiệt hại nặng nề bởi bão lũ tháng 10/2020, gia đình bà Bùi Thị Thành, xã Tam Thăng, Tam Kỳ, Quảng Nam may mắn không mất mát về người, nhưng sự tàn phá kinh khủng của cơn bão đã khiến ngôi nhà của gia đình bị hư hại nặng; lũ cuốn trôi hết đồ đạc.
Với bà Thành, những vật dụng thiết thực được Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam trao tặng khi đó đã giúp gia đình phần nào vượt qua khó khăn trước mắt; đồng thời là nguồn động viên tinh thần to lớn để gia đình vươn lên sớm ổn định cuộc sống.
Gia đình chị Huỳnh Thị Thùy, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam - một trong số hàng trăm gia đình được Hội Chữ thập Đỏ hỗ trợ sửa chữa lại căn nhà bị hư hại nặng bởi mưa bão tháng 10/2020 có hoàn cảnh vô cùng khó khăn.
Chồng bị suy gan-mất sức lao động, con thì bị động kinh, chị Thùy là trụ cột chính của gia đình. Nếu không có sự hỗ trợ kịp thời từ Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam, chị Thùy làm không biết đến bao giờ mới có đủ tiền sửa sang lại nhà cửa. Giờ đây, gia đình chị đã có một căn nhà kiên cố, vững chắc, không còn phải quá lo lắng khi mùa mưa bão tới.
Không chỉ hỗ trợ sửa chữa nhà cửa cho người dân, Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam còn hỗ trợ xây mới 120 căn nhà ở an toàn; cấp phát tiền mặt đa mục đích để người dân mua lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu; cấp phát tiền mặt có điều kiện để hỗ trợ phục hồi sinh kế cho hàng nghìn hộ dân…
Qua hơn một năm triển khai (tháng 10/2020- 10/2021), dự án “Lời kêu gọi khẩn cấp về ứng phó, phục hồi và tái thiết sau mưa lũ miền Trung tháng 10/2020” đã góp phần hỗ trợ hơn 17.100 người phục hồi sinh kế và lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu; hơn 25.200 người được hỗ trợ về chỗ ở, mặt hàng phi lương thực; gần 11.270 người được chăm sóc sức khỏe; gần 96.700 người được hỗ trợ về nước sạch... Số hộ gia đình trực tiếp được hỗ trợ là trên 35.600 hộ.
Nâng cao năng lực quản lý rủi ro thảm họa
Việt Nam là quốc gia thường xuyên chịu thiệt hại nặng nề bởi bão lũ, các loại hình thiên tai ngày càng khốc liệt, trái quy định. Do đó, việc nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai luôn được Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam chú trọng.
Trung ương Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam phối hợp với Hội Chữ thập Đỏ tỉnh Quảng Trị tổ chức trao quà hỗ trợ trao tặng cặp phao cho học sinh xã Thanh Thuận của huyện miền núi Hướng Hóa. (Ảnh: Trịnh Bang Nhiệm/TTXVN)
Từ nguồn hỗ trợ của Hiệp Hội Chữ thập Đỏ-Trăng lưỡi liềm Đỏ quốc tế, Hội triển khai nhiều hoạt động quản lý rủi ro thảm họa dựa vào cộng đồng, cung cấp trang thiết bị cho các đội ứng phó thiên tai cấp tỉnh, cấp xã của bốn tỉnh dự án “Lời kêu gọi khẩn cấp về ứng phó, phục hồi và tái thiết sau mưa lũ miền Trung tháng 10/2020.”
Các cán bộ, hội viên, tình nguyện viên chữ thập đỏ, các ban ngành tại địa phương được tham gia nhiều buổi tập huấn nâng cao năng lực như: tập huấn đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; tập huấn và đánh giá trường học an toàn, hỗ trợ tiểu dự án trong trường học; diễn tập ứng phó với thiên tai; nâng cao kiến thức về giới, bảo vệ giới cho tình nguyện viên trong hoạt động cứu trợ khẩn cấp. Các buổi tập huấn về đánh giá nhu cầu, lựa chọn đối tượng hưởng lợi, cách thức tổ chức cấp phát được chú trọng tổ chức cho cán bộ hội, tình nguyện viên các cấp nhằm đảm bảo minh bạch, công bằng, trợ giúp cho đúng đối tượng, nhu cầu.
Theo ông Trần Sỹ Pha, Trưởng Ban Quản lý thảm họa, Điều phối viên Chương trình cứu trợ mưa lũ miền Trung, Trung ương Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam, dự án đã để lại những bài học kinh nghiệm rất quý báu, đó là: tính kế hoạch; sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và người dân; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các giai đoạn của quá trình can thiệp từ giai đoạn đánh giá triển khai đến giai đoạn đánh giá sự hài lòng của người dân sau khi được can thiệp.
Đặc biệt, Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam đánh giá rất cao sự phối hợp của các ngành tại địa phương, khi trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp vừa ứng phó với đại dịch, vừa ứng phó khắc phục hậu quả thiên tai năm 2020 và ứng phó với mùa thiên tai năm 2021.
Là tổ chức nhân đạo chuyên nghiệp tại Việt Nam, phát huy vai trò thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam luôn là một trong những lực lượng có mặt đầu tiên trong giai đoạn phòng ngừa, ứng phó thảm họa và cũng là lực lượng gắn bó lâu dài với người dân trong giai đoạn tái thiết, phục hồi.
Bên cạnh lực lượng quân đội, công an, Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam là tổ chức dân sự duy nhất có hệ thống ứng phó thiên tai thảm họa 4 cấp với một đội ứng phó thiên tai thảm họa cấp quốc gia; gần 40 đội ứng phó thảm họa cấp tỉnh; gần 400 đội ứng phó thảm họa cấp cộng đồng.
Các hoạt động ứng phó thảm họa tuân thủ quy trình chuẩn trong ứng phó thảm họa SOP; tiêu chuẩn tối thiểu trong cứu trợ nhân đạo (SPHERF) và được thực hiện bài bản, chuyên nghiệp có khả năng kết nối với quốc tế khi vượt quá khả năng ứng phó thảm họa quốc gia.
Hình ảnh những “chiến sỹ áo đỏ” không ngại hiểm nguy gian khó, sẵn sàng hỗ trợ người dân trong những tình huống khẩn cấp; bền bỉ đồng hành trong giai đoạn tái thiết, phục hồi không chỉ hỗ trợ thiết thực, kịp thời mà còn động viên, tạo động lực để người dân giữ vững tinh thần lạc quan, sớm ổn định cuộc sống.
Cuộc chiến với thiên tai chưa bao giờ kết thúc, với phương châm “Chữ thập đỏ vì mọi người - Ở mọi nơi” những chiến sỹ áo đỏ" luôn sẵn sàng hỗ trợ bất cứ khi nào người dân cần. Hành trang của họ là kiến thức, kỹ năng được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp; tinh thần hăng hái cùng trái tim đầy yêu thương./.
Thường trực Trung ương Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam đề nghị các ban, đơn vị thuộc Trung ương Hội và Hội Chữ thập Đỏ các tỉnh, thành phố tiếp tục vận động thực hiện các hoạt động ứng phó với dịch COVID-19.
Để triển khai chiến dịch hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam xuất 4,3 tỷ đồng từ nguồn quỹ dự phòng hỗ trợ 20 địa phương.
18 thiết bị lọc nước thông minh Ecosphere và 36 lõi lọc nước với tổng giá trị gần 600 triệu đồng được Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam được trao cho các bệnh viện tuyến đầu chống dịch tại TP.HCM và Hà Nội.
Trung ương Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam hỗ trợ người dân tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi bị ảnh hưởng bởi mưa lũ lần lượt là 200 triệu đồng và 281 triệu đồng.
Khánh Hòa là địa phương cuối cùng trong 12 tỉnh, thành phố miền Trung được trao tặng áo cứu sinh do nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vận động ủng hộ, với tổng số 15.000 bộ trị giá trên 20 tỷ đồng.
Theo ước tính, khối lượng rác trong vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang sau bão lũ thuộc địa bàn các huyện Na Hang và Lâm Bình là hơn 25.000m3, với diện tích mặt nước bị ảnh hưởng hơn 4.500ha.
Không còn là một vùng quê thuần nông, đến nay thị xã Đông Triều đã trở thành một mắt xích quan trọng trong kết nối tỉnh Quảng Ninh với nhiều địa phương.
Tại Bình Định, ngư dân đang gặp khó vì “vướng” quy định tại phụ lục V của Nghị định về kích thước cá ngừ vằn được phép đánh bắt (chiều dài nhỏ nhất cho phép đánh bắt là 500mm).
Với mức độ nguy hiểm được đánh giá là mất an toàn cao, Ban Chỉ huy Quân sự quận Long Biên đã báo cáo với cơ quan cấp trên, triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn và tổ chức di dời.
Nghề nghiệp là một phần quan trọng trong cuộc đời mỗi con người, do đó lựa chọn cho mình một nghề phù hợp sẽ góp phần đưa đến sự thành công trong công việc nhờ sự nỗ lực mỗi ngày.
Ủy ban Xã hội cơ bản nhất trí với việc sửa đổi, bổ sung quy định về chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Điều 27 để khắc phục những bất cập hiện nay.
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm mới đây về chống lãng phí đã khái quát một cách toàn diện các dạng thức lãng phí đang phổ biến - đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Sáng 24/10, Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Kon Tum đã tổ chức Lễ xuất quân cho Đội K53 lên đường triển khai nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập, hồi hương hài cốt liệt sỹ tại Lào và Campuchia mùa khô năm 2024-2025.
Nhờ tuyên truyền, số lượng gấu bị nuôi nhốt trên địa bàn Hà Nội (đặc biệt là tại huyện Phúc Thọ) đã giảm đáng kể, song hiện vẫn còn gần 100 cá thể gấu bị nuôi nhốt tại các sơ sở tư nhân.
Trong tổng số 7 bị can bị khởi tố có 6 bị can sẽ đưa ra xét xử; còn bị can Nguyễn Duy Linh (cựu Đội trưởng Đội Cảnh sát Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy) đã qua đời vào tháng 6/2023 do bệnh lý.
Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm thủ tục.
Theo Sở Y tế tỉnh Gia Lai, cơ sở PK ĐHY Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng bảng hiệu sai có chủ đích để tạo niềm tin; thay tên đổi họ, giả danh bác sỹ, nhân viên y tế để khám-chữa bệnh trái phép.
Trước việc thiếu nguồn cát đắp nền đường các dự án cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Giao thông Vận tải đã đưa ra giải pháp nhằm tìm nguồn vật liệu bổ sung cho nhà thầu thi công.
Theo ông Bùi Văn Quang, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ, tỉnh sẽ triển khai các giải pháp đồng bộ huy động tối đa mọi nguồn lực để tập trung hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Khoảng 16 giờ ngày 22/10, sau giờ tan học, em Đ.T.D và Tr.P.S rủ nhau xuống biển Xuân Thành chơi, sau đó, gia đình không thấy các em về nhà nên đã tìm kiếm và trình báo cơ quan chức năng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết tới đây sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu các phương án xây hồ chứa nước ngọt; phòng chống sạt lở lòng, bờ sông ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Các đường gom dân sinh được địa phương kiến nghị bổ sung để tạo điều kiện cho việc đi lại của người dân được thuận lợi hơn sẽ được Bộ Giao thông Vận tải bố trí nguồn vốn để hoàn thành.
Người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Phú Thọ đang từng bước được nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhờ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719.
Đến với đảo Sinh Tồn Đông, giữa biển trời mênh mông Tổ quốc, tất cả đều được chứng kiến cuộc sống và sự cống hiến thầm lặng của những người lính đảo nơi đầu sóng ngọn gió.
Cũng như trong cuộc chiến chống tham nhũng, trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức và cán bộ, đảng viên trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là hết sức quan trọng.
Tính đến hết ngày 22/10, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã ủng hộ hơn 3.000 bộ sách giáo khoa và gần 800 triệu đồng cho học sinh, giáo viên và người dân các vùng chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Để hoàn thành các mục tiêu đề ra, trong đó có chỉ tiêu về hạ tầng quan trọng, Thường trực Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp cùng thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm.
Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết, các bộ, ngành, địa phương đã tập trung triển khai các nội dung phân cấp, phân quyền, qua đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Ngày 23/10, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 137/2024/NĐ-CP quy định về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước và hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử.
Từ 1 giờ ngày 24/10 đến 1 giờ ngày 27/10, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10-15km, sau có khả năng đổi hướng Tây Nam và di chuyển chậm lại.
Cao tốc Gia Nghĩa-Chơn Thành có chiều dài 128,8 km với 4 làn xe, vận tốc dự kiến 100-120 km/h, được thực hiện ngay từ năm 2024 và cơ bản hoàn thành năm 2026, đưa vào khai thác, vận hành năm 2027.
Tỉnh Bắc Giang đã huy động kinh phí, ngày công, nguyên vật liệu, đồ dùng sinh hoạt trị giá gần 78 tỷ đồng; đã triển khai khởi công, hoàn thành và bàn giao 1.351 nhà, đạt 97% kế hoạch xóa nhà tạm 2024.
Chiều 23/10/2024 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ đại diện Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán và cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga.