Hội nghị trực tuyến OPEC+ khó đạt thỏa thuận cứu thị trường dầu mỏ

Hai nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới là Nga và Saudi Arabia mong muốn thành lập được một liên minh lớn hơn, trong đó bao gồm yêu cầu Mỹ cũng phải chịu gánh nặng của việc cắt giảm sản lượng.
Một cơ sở khai thác dầu ở Cotulla, Texas, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Một cơ sở khai thác dầu ở Cotulla, Texas, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo đánh giá của chuyên gia Stratfor, Hội nghị trực tuyến giữa Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác bên ngoài (OPEC+) gồm có Nga, để thảo luận về một thoả thuận nhằm giải cứu thị trường dầu mỏ do tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 diễn ra trong ngày 6/4 khó đạt được kết quả như mong đợi.

Nhận định này bắt nguồn từ lập trường của hai nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới là Nga và Saudi Arabia, mong muốn thành lập được một liên minh lớn hơn, trong đó bao gồm yêu cầu Mỹ cũng phải chịu gánh nặng của việc cắt giảm sản lượng.

Tuy nhiên, trước đó, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã khẳng định rằng nước này không có ý định áp đặt quy định cắt giảm sản lượng bắt buộc đối với các doanh nghiệp dầu mỏ của Mỹ.

[Nga sẵn sàng phối hợp với Saudi Arabia, Mỹ giảm sản lượng khai thá]

Hơn nữa, theo hệ thống luật pháp của nước này, chỉ duy nhất bang Texas (sản xuất 40% tổng sản lượng dầu đá phiến của Mỹ) có khung pháp lý để thực hiện việc cắt giảm sản lượng ở cấp độ bang.

Lần gần đây nhất, Texas viện dẫn quy định trên để cắt giảm sản lượng vì lý do "chống lãng phí" đã cách đây một nửa thế kỷ.

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của hội nghị lần này bao gồm sự sẵn lòng của Saudi Arabia trong việc trở lại đề nghị Nga thực hiện một đợt cắt giảm sản lượng thấp hơn nhiều, hoặc sự sẵn sàng của Riyadh trong việc chấp nhận cam kết chỉ cắt giảm sản lượng của bang Taxes từ Mỹ.

Trong bất kỳ trường hợp nào, một thỏa thuận để duy trì giá dầu thô ngọt nhẹ ở mức trên 30 USD/thùng có lẽ không phải là kết quả khả quan nhất trong cuộc họp lần này./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.