Hội thảo Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019 dành cho học giả Việt Nam

Sáng 11/5, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Hội thảo Đại lễ Vesak 2019 dành cho các học giả Việt Nam.
Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Thông tin - Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo chuyên đề: 'Sự lãnh đạo bằng chánh niệm vì hòa bình bền vững'. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Thông tin - Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo chuyên đề: 'Sự lãnh đạo bằng chánh niệm vì hòa bình bền vững'. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Sáng 11/5, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Hội thảo Đại lễ Vesak 2019 dành cho các học giả Việt Nam.

Nội dung hội thảo xoay quanh 5 chủ đề: Sự lãnh đạo bằng chính niệm vì hòa bình bền vững; cách tiếp cận của Phật giáo về gia đình hòa hợp, chăm sóc sức khỏe và xã hội bền vững; cách tiếp cận của Phật giáo về giáo dục đạo đức toàn cầu; Phật giáo và cách mạng công nghiệp lần thứ tư; cách tiếp cận của Phật giáo về tiêu thụ có trách nhiệm và phát triển bền vững.

Tại diễn đàn về chủ đề "Sự lãnh đạo bằng chính niệm vì hòa bình bền vững", các học giả đã thảo luận về: cách tiếp cận lịch sử tư duy chính niệm Phật giáo trong thế giới; định chân chánh và sự an định tâm; cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo bằng chánh niệm giúp ngày an vui; chánh niệm vì hòa bình - ứng nghiệm trong hành trình cùng lịch sử; tính ứng biến của Phật giáo trước bước những đổi thay của xã hội hiện tại; tính bình đẳng trong Phật giáo đối với sự phát triển của nhân loại toàn cầu; tư tưởng trung tâm trong việc xây dựng con người Phật giáo trong bối cảnh toàn cầu; mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc của tăng ni, hội viên Phật giáo...

[Vesak 2019: Trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững]

Với chủ đề "Cách tiếp cận của Phật giáo về gia đình hòa hợp, chăm sóc sức khỏe và xã hội bền vững," các học giả trình bày các tham luận về: quan niệm của Phật giáo về gia đình và kiến tạo gia đình hòa hợp; quan niệm của Phật giáo và tình yêu, hôn nhân và gia đình; tư tưởng đạo đức gia đình của Phật giáo và giá trị tư tưởng ấy trong giai đoạn hiện nay; vận dụng triết lý Phật giáo đối với việc xây dựng đời sống gia đình tại Việt Nam; lễ hằng thuận nền tảng quan trọng cho hôn nhân và hạnh phúc gia đình…

Tại diễn đàn chủ đề "Cách tiếp cận của Phật giáo về giáo dục đạo đức toàn cầu", các học giả chia sẻ về: Đạo đức học Phật giáo - một đóng góp cho đạo đức toàn nhân loại; nền tảng của giáo dục học Phật giáo; Phật giáo và vấn đề đạo đức toàn cầu; đạo đức Phật giáo với việc phát triển xã hội Việt Nam bền vững; đạo đức và trí tuệ giải pháp xã hội bền vững; tính giáo dục đạo đức nhân vào triết lý giáo dục toàn diện cho sinh viên hiện nay…

Diễn đàn "Phật giáo và cách mạng công nghiệp lần thứ tư," các học giả đã trình bày các tham luận về: công tác hoằng pháp thời cách mạng công nghiệp lần thứ tư; tâm linh Phật giáo và xã hội đương đại; hoằng pháp với phương tiện truyền thông xã hội; bàn về vai trò Phật giáo trong thời đại công nghiệp lần thứ tư; việc ứng dụng công nghệ tại cơ sở Phật giáo; Phật giáo Việt Nam thời kỹ thuật số…

Liên quan đến chủ đề "Cách tiếp cận của Phật giáo về tiêu thụ có trách nhiệm và phát triển bền vững," tham luận của các học giả đã tập trung làm nổi bật tư tưởng đạo đức Phật giáo về bảo vệ môi trường tự nhiên; tiêu thụ và môi trường bền vững; Phật giáo với văn hóa tiêu dùng thời cách mạng công nghiệp lần thứ tư; sự đóng góp của Phật giáo đối với sự phát triển bền vững; triết lý nhân sinh về Phật giáo với vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay; khoa học xây dựng hạ tầng và tư tưởng Phật giáo về bảo vệ môi trường nước…

Theo Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó Ban Phật giáo quốc tế, Phó Tổng thư ký Vesak 2019, hội thảo đã nhận được sự quan tâm của đông đảo học giả, trong đó chủ đề "Sự lãnh đạo bằng chính niệm vì hòa bình bền vững" nhận được nhiều tham luận nhất.

Các bài tham luận về những vấn đề cụ thể đều có chất lượng cao đã đi sâu phân tích rõ nội dung từng chủ đề, đồng thời đưa ra những quan điểm, giải pháp để giải quyết vấn đề. 5 diễn đàn này cũng làm rõ hơn tính minh triết và ưu việt của đạo đức Phật giáo./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục