Hơn 2.300 binh sỹ NATO tập trận "Chó sói sắt 2" tại Litva

Hơn 2.300 binh sỹ của 12 nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương bắt đầu cuộc tập trận "Chó sói sắt 2" (Iron Wolf II) dự kiến kéo dài 2 tuần tại miền Trung và Đông Litva.
Hơn 2.300 binh sỹ NATO tập trận "Chó sói sắt 2" tại Litva ảnh 1(Nguồn: AFP)

Ngày 18/10, hơn 2.300 binh sỹ của 12 nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bắt đầu cuộc tập trận "Chó sói sắt 2" (Iron Wolf II) ở Litva.

Theo Bộ Quốc phòng Litva, cuộc tập trận dự kiến kéo dài 2 tuần và được tiến hành ở miền Trung và Đông Litva.

Trong vòng nửa tháng tới, các binh sỹ của Litva và các binh sỹ thuộc lực lượng NATO sẽ thực hiện các bài tập về lên kế hoạch tác chiến, các chiến dịch phòng thủ và tấn công cũng như phối hợp tác chiến.

Hồi tháng Sáu, cuộc tập trận "Chó sói sắt 1" đã diễn ra với sự tham gia của khoảng 5.000 binh sỹ của 10 nước NATO. Ở giai đoàn đầu của loạt cuộc tập trận quân sự mang tên "Chó sói sắt", các lực lượng đã tiến hành kiểm tra năng lực tác chiến và khả năng sẵn sàng chiến đấu.

[NATO lần đầu diễn tập nội dung "phòng thủ thông minh"]

Trong khuôn khổ cuộc tập trận tại các địa phương ở miền Nam, miền Trung và miền Đông Litva này, binh sỹ 9 quốc gia NATO chủ yếu rèn luyện kỹ năng sẵn sàng tác chiến, cũng như thực hiện hàng loạt bài tập triển khai chiến đấu tại Litva, và dưới sự chỉ huy của Đức.

Các binh sỹ NATO diễn tập các tình huống phối hợp tác chiến với lực lượng vũ trang quốc gia Litva, rèn luyện kỹ năng phòng thủ và tấn công tại địa hình các khu vực dân cư, trong sự phối kết hợp với các tiểu đoàn chiến thuật của quân đồng minh...

Theo Bộ Quốc phòng Litva, cuộc diễn tập quân sự không chỉ diễn ra tại các thao trường, mà còn tại các địa bàn dân cư.

Trong vài năm qua, Litva đã thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận quy mô quốc gia và quốc tế với các tình huống giả định tại các khu dân cư, đô thị./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.