Hơn 4000 cửa hàng xăng dầu đã phát hành hóa đơn điện tử bán lẻ

Theo Tổng cục Thuế đến nay toàn ngành đã khẩn trương, quyết liệt triển khai nhiều giải pháp để thúc đẩy các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu thực hiện việc phát hành hóa đơn điện tử.

Mua, bán xăng tại cửa hàng kinh doanh xăng, dầu Petrolimex. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Mua, bán xăng tại cửa hàng kinh doanh xăng, dầu Petrolimex. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Ngày 5/1, Tổng cục Thuế cho biết theo thống kê nhanh kết quả báo cáo của các cục thuế cho thấy đến nay, có trên 4.100 cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu trên cả nước đã thực hiện phát hành hoá đơn điện tử theo từng lần bán hàng.

Theo Tổng cục Thuế đến nay toàn ngành đã khẩn trương, quyết liệt triển khai nhiều giải pháp để thúc đẩy các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu trên cả nước thực hiện được việc phát hành hóa đơn điện tử sau từng lần bán hàng.

Cụ thể, cơ quan thuế đã ban hành nhiều văn bản để thực hiện chỉ đạo cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện ngay việc tham mưu Ủy ban Nhân dân chỉ đạo các cơ quan ban ngành tại địa phương chủ động phối hợp với cơ quan thuế khẩn trương triển khai các giải pháp đồng bộ, hiệu quả, quyết liệt yêu cầu các đơn vị kinh doanh bán lẻ xăng dầu phát hành hoá đơn điện tử sau từng lần bán hàng theo quy định của pháp luật, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính.

Tại từng địa phương, cục thuế đã phối hợp rất chặt chẽ với các sở, ban ngành tại địa phương tham mưu với Ủy ban Nhân dân thành lập đoàn công tác liên ngành làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu nắm bắt thực trạng để tham mưu Ủy ban Nhân dân ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện tại địa phương gắn với từng địa bàn, doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ xăng dầu; tăng cường, đa dạng các hình thức tuyên truyền quy định về phát hành hoá đơn điện tử theo từng lần bán hàng đến từng doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu; tổ chức hội nghị chia sẻ kinh nghiệm, giới thiệu giải pháp giữa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và công ty cung cấp giải pháp;...

hoa-don-dien-tu-465.jpg
Hóa đơn điện tử.

Theo Tổng cục Thuế, bên cạnh các doanh nghiệp đã thực hiện phát hành hoá đơn điện tử theo từng lần bán hàng thì các doanh nghiệp khác cũng đang khẩn trương, tích cực đẩy nhanh tiến độ triển khai các giải pháp để thực hiện việc phát hành hoá đơn điện tử đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Nhiều địa phương có tỷ lệ doanh nghiệp đã triển khai đạt cao như Bắc Ninh (96,9%), Thanh Hóa (95%), Yên Bái (70,6%), Quảng Nam (57,3%), Cao Bằng (54,5%), Kon Tum (54,4%), Thừa Thiên Huế (53,3%),...

Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Thuế chỉ đạo cơ quan thuế tại địa phương quyết liệt triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về hóa đơn điện tử đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu theo đúng quy định. Theo đó, chia sẻ kinh nghiệm của các địa phương thực hiện có kết quả cao để các địa phương khác nghiên cứu, hướng dẫn doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu tại địa phương triển khai thực hiện.

Đồng thời, quyết liệt triển khai nhiệm vụ đến các đồng chí lãnh đạo cục thuế, lãnh đạo phòng, chi cục thuế và cụ thể đến công chức quản lý đơn vị để làm việc, tuyên truyền chủ trương, chính sách quy định pháp luật về hóa đơn điện tử tới từng doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu để các đơn vị hiểu rõ, nhận thức đầy đủ trách nhiệm và cam kết thực hiện được phát hành hóa đơn điện tử sau từng lần bán hàng theo quy định.

Cùng với đó, tham mưu Ủy ban Nhân dân thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để thực hiện kiểm tra các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu trên địa bàn về tình hình chấp hành quy định pháp luật về hóa đơn, chứng từ; xử lý nghiêm các trường hợp không thực hiện hoặc cố tình không thực hiện quy định về phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1284/CĐ-TTg ngày 01/12/2023./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.