Khép lại vở kịch hình thể “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của Nhà hát Tuổi trẻ, ấn tượng đọng lại là sự khiên cưỡng, cho dù đạo diễn Lan Hương đã bắt đầu tìm ra con đường đi cho kịch hình thể.
Liên hoan các vở diễn củaLưu Quang Vũ chỉ có một vở “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” - do Đoàn kịch thể nghiệm Nhà hát Tuổi trẻ dựng - đã mang đến sự khác biệt so vớisân khấu truyền thống khi lấy diễn xuất làm cơ bản để làm nổi bật ý nghĩa và nội dung của vở.
Cá nhân tôi sau nhiều lần xem kịch hình thể của đạo diễn Lan Hương đều thất vọngbởi cái gọi là ngôn ngữ hình thể của những lần xem đó rất “xổi,” nhiều lúc khángô nghê, nửa kịch câm nửa hành động minh họa - đã mang cái tâm thế nghi ngờ ấyđi xem vở diễn này.
Nhưng tâm thế ấy thực sự hết khi vở diễn kết thúc, tôi thực sự thấy mừng cho đạo diễn Lan Hương vì dường nhưchị đã thực sự tìm ra con đường của mình sau nhiều chông gai và lạc lối. Tuynhiên đích đến thì vẫn còn xa.
Đứng về thể loại kịch hình thể có thể nói "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" đã đemlại một vở diễn tròn trịa. Ngôn ngữ hình thể nhuyễn, khá hiện đại. Mặc dù có sựtham gia một diễn viên tuồng là Tạ Vũ Thu trong vai trò biên đạo và vai anh hàngthịt, nhưng sự pha trộn vẫn ở trong chừng mực.
Một điều quan trọng là diễn viên đã thực sự làm chủ sàn diễn, thực sự tự tin dẫndắt câu chuyện đi theo đúng lộ trình đã được vạch sẵn. Diễn viên càng diễn càngnhập vai, càng thể hiện tốt hơn. Nửa cuối vở diễn có độ nhuyễn và hút hơn nửađầu với những “cú” gây ấn tượng tốt, chẳng hạn màn giằng co và phân tách giữathân anh hàng thịt và hồn Trương Ba đã đạt được cả hiệu quả cảm xúc và hình ảnh.
Toàn bộ nội dung quá dày dặn của kịch bản gốc được lược bớt, cắt gọt cho phù hợpvới đặc thù của kịch hình thể. Khán giả có thể nhận ra nhiều lời dẫn, lời thoạiđược viết lại.
Bên cạnh đó, các yếu tố khác như phục trang, âm nhạc, âm thanh, ánh sáng đều kháổn, hỗ trợ tốt cho vở diễn. Họa sỹ đã thể hiện được sự sáng tạo với một sân khấuhai tầng được tận dụng khá triệt để, tạo nên hiệu quả không nhỏ.
Tất cả đều rất tốt, nhưng, vẫn cònnhững vấn đề cần phải nói.
Trước hết đó là sự cắt gọt quá mức để “vừa khít” với kịch hình thể đã khiến chovở diễn mất đi hoàn toàn chất văn học. Những lời thoại được viết lại quá “non,”thậm chí hơi ngờ nghệch nếu so với một nguyên tác tuyệt vời.
Điều trớ trêu là bất cứ lời thoại nào còn sót lại của kịch bản gốc đều lập tứctạo nên hiệu quả cảm xúc. Trong khi đó, thoại mới, qua thể hiện của các diễnviên, trở thành một bản lồng tiếng cho phim truyền hình vì sự vô cảm đến trơkhấc và hoàn toàn vênh nhau.
Sự kết hợp của một “hồn Trương Ba” với “xác hình thể” dường như đã thể hiện cáithông điệp mọi sự lắp ghép khiên cưỡng luôn tạo ra những trớ trêu và bất thường.
Trong kịch hình thể, vai diễn “bán nam bán nữ” của Đế Thích nhạt nhẽo và vônghĩa; vai trò của những Nam Tào, Bắc Đẩu, những Trưởng Hoạt, cái Gái... đều lumờ.
Đó là chưa kể ngôn ngữ hình thể chỉ thuần túy được sử dụng để mô tả và dẫn dắtcốt truyện chứ không chuyển tải được cảm xúc. Cảm xúc cần được thể hiện bằngthoại, mà thoại của vở diễn này thì không ổn chút nào.
Và cái lờ mờ dự cảm ngay khi vở sắp diễn ra, trong những lời phi lộ qua giọngđọc đầy thất thần và bất ổn của đạo diễn. Hết đoạn phi lộ này, đạo diễn lại đọcmột câu thoại của Trương Ba, trích trong kịch bản gốc. Một câu cũng thất thần vàbất ổn như vậy.
Có thể nói, nếu như không biết đến kịch bản gốc (đẫm chất văn học), mà chỉ quantâm thuần túy đến vở diễn, thì “Hồn Trương Ba da hàng thịt” bản kịch hình thể làmột vở xem được. Dấu ấn của đạo diễn rất rõ rệt cả ở thế mạnh và điểm yếu củavở.
Nếu như không biết rằng đây là một vở trong Liên hoan các vở diễn của tác giảLưu Quang Vũ, không biết tới một kịch bản thật hay (thậm chí là một trong nhữngkịch bản hay nhất của anh Vũ), có lẽ tôi sẽ không băn khoăn mà cho điểm 8.5cho vở diễn này.
Song, với một người đã từng xem tất cả các vở và dự định viết về tất cả các vởcủa Lưu Quang Vũ - người viết kịch tuyệt vời - và không chỉ có tôi đến với liên hoan này với "quá khứ đẹp đầy hoài niệm" thì rộng rãi cũng chỉ cho vởnày điểm 7.5 trên thang điểm 10.
Sau hết, đây là ý kiến cá nhân của tôi, một người đón nhận tác phẩm kịch trên sân khấu với tư cách khán giả thì nếu chỉ vì mục đích "nhồi" mọi cách một tác phẩm củaLưu Quang Vũ vào kịch hình thể và cắt gọt nó phũ phàng để khẳng định "cái tài" củađạo diễn hay khẳng định cho một loại hình kịch mới mẻ thì thật quá khiên cưỡng. Làm như vậy, có thể giết chết một kịch bản, mà như vậy thì thà đừng làm còn hơn./.
Liên hoan các vở diễn củaLưu Quang Vũ chỉ có một vở “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” - do Đoàn kịch thể nghiệm Nhà hát Tuổi trẻ dựng - đã mang đến sự khác biệt so vớisân khấu truyền thống khi lấy diễn xuất làm cơ bản để làm nổi bật ý nghĩa và nội dung của vở.
Cá nhân tôi sau nhiều lần xem kịch hình thể của đạo diễn Lan Hương đều thất vọngbởi cái gọi là ngôn ngữ hình thể của những lần xem đó rất “xổi,” nhiều lúc khángô nghê, nửa kịch câm nửa hành động minh họa - đã mang cái tâm thế nghi ngờ ấyđi xem vở diễn này.
Nhưng tâm thế ấy thực sự hết khi vở diễn kết thúc, tôi thực sự thấy mừng cho đạo diễn Lan Hương vì dường nhưchị đã thực sự tìm ra con đường của mình sau nhiều chông gai và lạc lối. Tuynhiên đích đến thì vẫn còn xa.
Đứng về thể loại kịch hình thể có thể nói "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" đã đemlại một vở diễn tròn trịa. Ngôn ngữ hình thể nhuyễn, khá hiện đại. Mặc dù có sựtham gia một diễn viên tuồng là Tạ Vũ Thu trong vai trò biên đạo và vai anh hàngthịt, nhưng sự pha trộn vẫn ở trong chừng mực.
Một điều quan trọng là diễn viên đã thực sự làm chủ sàn diễn, thực sự tự tin dẫndắt câu chuyện đi theo đúng lộ trình đã được vạch sẵn. Diễn viên càng diễn càngnhập vai, càng thể hiện tốt hơn. Nửa cuối vở diễn có độ nhuyễn và hút hơn nửađầu với những “cú” gây ấn tượng tốt, chẳng hạn màn giằng co và phân tách giữathân anh hàng thịt và hồn Trương Ba đã đạt được cả hiệu quả cảm xúc và hình ảnh.
Toàn bộ nội dung quá dày dặn của kịch bản gốc được lược bớt, cắt gọt cho phù hợpvới đặc thù của kịch hình thể. Khán giả có thể nhận ra nhiều lời dẫn, lời thoạiđược viết lại.
Bên cạnh đó, các yếu tố khác như phục trang, âm nhạc, âm thanh, ánh sáng đều kháổn, hỗ trợ tốt cho vở diễn. Họa sỹ đã thể hiện được sự sáng tạo với một sân khấuhai tầng được tận dụng khá triệt để, tạo nên hiệu quả không nhỏ.
Tất cả đều rất tốt, nhưng, vẫn cònnhững vấn đề cần phải nói.
Trước hết đó là sự cắt gọt quá mức để “vừa khít” với kịch hình thể đã khiến chovở diễn mất đi hoàn toàn chất văn học. Những lời thoại được viết lại quá “non,”thậm chí hơi ngờ nghệch nếu so với một nguyên tác tuyệt vời.
Điều trớ trêu là bất cứ lời thoại nào còn sót lại của kịch bản gốc đều lập tứctạo nên hiệu quả cảm xúc. Trong khi đó, thoại mới, qua thể hiện của các diễnviên, trở thành một bản lồng tiếng cho phim truyền hình vì sự vô cảm đến trơkhấc và hoàn toàn vênh nhau.
Sự kết hợp của một “hồn Trương Ba” với “xác hình thể” dường như đã thể hiện cáithông điệp mọi sự lắp ghép khiên cưỡng luôn tạo ra những trớ trêu và bất thường.
Trong kịch hình thể, vai diễn “bán nam bán nữ” của Đế Thích nhạt nhẽo và vônghĩa; vai trò của những Nam Tào, Bắc Đẩu, những Trưởng Hoạt, cái Gái... đều lumờ.
Đó là chưa kể ngôn ngữ hình thể chỉ thuần túy được sử dụng để mô tả và dẫn dắtcốt truyện chứ không chuyển tải được cảm xúc. Cảm xúc cần được thể hiện bằngthoại, mà thoại của vở diễn này thì không ổn chút nào.
Và cái lờ mờ dự cảm ngay khi vở sắp diễn ra, trong những lời phi lộ qua giọngđọc đầy thất thần và bất ổn của đạo diễn. Hết đoạn phi lộ này, đạo diễn lại đọcmột câu thoại của Trương Ba, trích trong kịch bản gốc. Một câu cũng thất thần vàbất ổn như vậy.
Có thể nói, nếu như không biết đến kịch bản gốc (đẫm chất văn học), mà chỉ quantâm thuần túy đến vở diễn, thì “Hồn Trương Ba da hàng thịt” bản kịch hình thể làmột vở xem được. Dấu ấn của đạo diễn rất rõ rệt cả ở thế mạnh và điểm yếu củavở.
Nếu như không biết rằng đây là một vở trong Liên hoan các vở diễn của tác giảLưu Quang Vũ, không biết tới một kịch bản thật hay (thậm chí là một trong nhữngkịch bản hay nhất của anh Vũ), có lẽ tôi sẽ không băn khoăn mà cho điểm 8.5cho vở diễn này.
Song, với một người đã từng xem tất cả các vở và dự định viết về tất cả các vởcủa Lưu Quang Vũ - người viết kịch tuyệt vời - và không chỉ có tôi đến với liên hoan này với "quá khứ đẹp đầy hoài niệm" thì rộng rãi cũng chỉ cho vởnày điểm 7.5 trên thang điểm 10.
Sau hết, đây là ý kiến cá nhân của tôi, một người đón nhận tác phẩm kịch trên sân khấu với tư cách khán giả thì nếu chỉ vì mục đích "nhồi" mọi cách một tác phẩm củaLưu Quang Vũ vào kịch hình thể và cắt gọt nó phũ phàng để khẳng định "cái tài" củađạo diễn hay khẳng định cho một loại hình kịch mới mẻ thì thật quá khiên cưỡng. Làm như vậy, có thể giết chết một kịch bản, mà như vậy thì thà đừng làm còn hơn./.
Lưu Sơn Minh (Vietnam+)