Ngày 5/5, Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn HSBC Việt Nam công bố báo cáo vĩ mô về Việt Nam, trong đó nhận định Việt Nam nên giảm giá đồng VND và hạ lãi suất để hỗ trợ xuất khẩu.
Giảm giá VND không ảnh hưởng đến nợ công
Báo cáo HSBC cho biết, VND tăng giá không chỉ so với đồng euro và đồng yên của Nhật Bản, mà còn tăng giá so với các đồng tiền của đối thủ cạnh tranh chính.
Việc đồng VND mạnh lên đang ảnh hưởng tới lợi nhuận của các công ty xuất khẩu, khiến đóng góp cho tăng trưởng xuất khẩu từ EU, Nhật Bản và 4 nền kinh tế ASEAN đều giảm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia của HSBC, Việt Nam có thể biến điều này thành cơ hội thúc đẩy tăng trưởng.
“Về ngắn hạn, chúng tôi tin đồng VND tăng giá đang gây ảnh hưởng tới nền kinh tế và có cơ hội cho các nhà hoạch định chính sách hỗ trợ tăng trưởng, hoặc bằng cách hạ lãi suất hoặc giảm giá tiền đồng. Điều này sẽ làm cho xuất khẩu hấp dẫn hơn trong khi giảm nhu cầu nhập khẩu, vốn đang làm tăng thâm hụt thương mại tới mức 3 tỷ USD,” chuyên gia HSBC nhận định.
Nêu ra luận điểm của Ngân hàng Nhà nước là việc giảm giá tiền đồng sẽ làm gánh nặng nợ tăng do đồng VND suy yếu so với USD nhưng các chuyên gia của HSBC cho rằng điều đó không tác động nhiều.
Theo phân tích của HSBC, các khoản nợ bên ngoài của Việt Nam đã tăng lên gần mức 70 tỷ USD vào cuối năm 2013. Tuy nhiên, hầu hết các khoản nợ bên ngoài của Chính phủ đều là những khoản vay ưu đãi và gần một nửa hưởng mức lãi suất thấp hơn 1%. Các khoản nợ bên ngoài là một phần của GDP ở mức ổn định dưới 40% GDP và một nửa là các khoản vay ưu đãi.
"Điều đó có nghĩa là các khoản vay bên ngoài không phải là vấn đề lo ngại chính của Việt Nam vì hầu hết các khoản nợ có thể được gia hạn. Ngay cả khi tiền đồng yếu hơn sẽ tạo ra một gánh nặng lớn về việc thanh toán các chi phí lãi vay bằng đồng VND thì số tiền vẫn còn khá nhỏ,” chuyên gia HSBC bình luận.
HSBC đưa ra ví dụ, trong năm 2013, Việt Nam đã trả 0,5 tỷ USD thanh toán chi phí lãi cho các khoản vay nước ngoài của Chính phủ. Trong khi đó, Chính phủ thanh toán chi phí lãi vay trong nước lại ở mức 2,3 tỷ USD.
Chuyên gia HSBC nhấn mạnh: “Chúng tôi tin rằng đồng Việt Nam yếu hơn sẽ giúp Việt Nam tăng trưởng, làm nhẹ bớt một số gánh nặng nợ trong nước. Gánh nặng nợ trong nước đang tăng cả công lẫn tư.”
HSBC cho rằng, Ngân hàng Nhà nước phải giảm giá đồng nội tệ hoặc cắt lãi suất để hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam cạnh tranh hơn và không khuyến khích tăng trưởng nhập khẩu. Điều này sẽ giúp ngăn chặn Việt Nam không bị thâm hụt kép - vừa thâm hụt tài chính lẫn thâm hụt thương mại- trong khi vẫn thúc đẩy năng lực cạnh tranh tăng cùng lúc.
Áp lực nợ công tăng nếu GDP danh nghĩa tăng chậm
Báo cáo của HSBC cũng ghi nhận, tăng trưởng GDP thực của Việt Nam đang cải thiện một cách vững chắc – dự báo tăng trưởng sẽ đạt mức 6,1% trong năm 2015 từ mức 6% trong năm 2014. Tuy nhiên GDP danh nghĩa đã tăng rất chậm do bị ảnh hưởng bởi áp lực giá cả trì trệ. Theo nhận định của các chuyên gia HSBC thì GDP danh nghĩa trong năm 2015 của Việt Nam sẽ chậm lại ở mức 9,8% so với mức dự báo của Chính phủ là 13,8%.
Gánh nặng nợ của Việt Nam bao gồm cả tư và công nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng. Nguyên nhân do tổng thu nhập Chính phủ mặc dù vẫn tăng so với năm trước nhưng đã chậm lại về mặt tỷ lệ trong tổng thể GDP. Chính phủ đang cắt giảm chi tiêu nhưng chỉ ở mức chi phí đầu tư công trong khi các khoản thanh toán lãi suất vẫn tiếp tục tăng.
Theo tính toán của chuyên gia HSBC, nếu như tăng trưởng GDP danh nghĩa ở quanh mức 14% thì sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách ở mức 5,6%. “Nếu giả định tăng trưởng GDP danh nghĩa 10%, thì thâm hụt ngân sách sẽ ở mức 5,8% GDP, gần với mức dự báo 6% của chúng tôi. Gánh nặng nợ công trong nước chính vì vậy sẽ tăng nhanh hơn và gần hơn mức giới hạn 65% đặt ra”.
Do đó, Chính phủ sẽ cần phải hợp lý hóa các chi tiêu công để giảm thiểu mức thâm hụt ngân sách đang gia tăng. Thu ngân sách cũng cần tăng lên, có thể qua việc mở rộng phạm vi nộp thuế.
Bên cạnh đó, Chính phủ còn có rất nhiều việc phải làm nhằm thu hẹp khoảng cách tài chính cũng nhu thúc đẩy kết nối giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Điều này cần phải có nhiều cải cách kiên định hơn để sắp xếp các hoạt động chi tiêu, mở rộng cơ sở thuế và cải thiện quản lý nợ. Dòng vốn FDI đổ vào sẽ có khả năng chậm lại nếu không muốn nói là giảm trong những năm tới vì cạnh tranh chi phí tiền lương có thể sẽ suy yếu dần.
“Với sự lệ thuộc hiện tại vào các doanh nghiệp có vốn FDI để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, hiệu quả sản xuất của Việt Nam có thể sẽ rất ngắn ngủi nếu như Chính phủ không thực hiện được những cải cách hiệu quả,” báo cáo HSBC cảnh báo./.
Tin cùng chuyên mục
G7 cam kết cung cấp khoản vay 50 tỷ USD cho Ukraine trước cuối năm nay
G7 đã đồng ý cung cấp khoản vay mới trị giá 50 tỷ USD cho Ukraine, sử dụng lợi nhuận từ lãi suất đối với số tài sản bị đóng băng của Nga, sau khi xảy ra xung đột Nga-Ukraine.
Tổng cục Thuế khuyến cáo người dân không sử dụng dịch vụ quyết toán thuế cá nhân
Người nộp thuế cá nhân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản, mật khẩu cho các đối tượng khác tránh trường hợp đối tượng xấu lợi dụng, lừa đảo sử dụng tài khoản bất hợp pháp.
Ngân hàng NDB - động lực then chốt cho tăng trưởng của BRICS
Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) hoạt động như một nền tảng hợp tác quốc tế, củng cố vị thế của các nước BRICS trên trường quốc tế và đại diện cho lợi ích của họ.
Ai Cập kêu gọi BRICS trao đổi thương mại bằng đồng tiền quốc gia
Trong cuộc gặp Tổng thống Nga bên lề Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Kazan, Tổng thống Ai Cập kêu gọi thúc đẩy trao đổi thương mại bằng đồng tiền quốc gia giữa các nước thành viên của nhóm.
Quốc hội: Bổ sung 20.965 tỷ đồng cho Vietcombank không ảnh hưởng tới ngân sách
Việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Vietcombank sẽ giúp ngân hàng này nâng cao năng lực tài chính, bảo đảm các tỷ lệ an toàn và hướng tới chuẩn mực quốc tế theo Hiệp ước Basel III.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi cải cách cơ cấu tài chính quốc tế
Theo Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, cần điều chỉnh cơ cấu tài chính quốc tế để trao thêm tiếng nói và quyền lực cho các nước đang phát triển nói chung và các nước châu Phi.
Bộ Tài chính Mỹ thông báo góp 20 tỷ USD cho khoản vay của Ukraine
Bộ trưởng Tài chính Mỹ khẳng định khoản vay 20 tỷ USD không được cấp từ thuế của người Mỹ mà được hỗ trợ bằng lợi nhuận từ các tài sản bị đóng băng của Nga.
Trung Quốc sắp phát hành đợt trái phiếu trị giá 5 tỷ nhân dân tệ
Đợt phát hành trái phiếu mới sẽ góp phần tối ưu hóa cơ sở hạ tầng thị trường trái phiếu Macau (Trung Quốc), mở rộng hơn nữa phạm vi nhà đầu tư và đẩy nhanh kết nối với thị trường quốc tế.
96% giao dịch thương mại giữa Nga và Iran sử dụng đồng tiền quốc gia
Theo Cơ quan Báo chí Điện Kremlin, trao đổi thương mại giữa Nga và Iran đã đạt 4 tỷ USD vào năm 2023 và ghi nhận mức tăng 12,4% trong giai đoạn từ tháng 1-8/2024.
Goldman Sachs: Đề xuất thuế của ông Donald Trump có thể làm đồng euro giảm 10%
Nếu Mỹ áp thuế 10% với tất cả hàng nhập khẩu, riêng hàng Trung Quốc là 20%, và giảm thuế trong nước, đồng USD sẽ tăng mạnh, còn đồng euro sẽ giảm 8-10%.
EP phê chuẩn cho Ukraine vay 35 tỷ euro từ tài sản bị phong tỏa của Nga
Với 518 phiếu thuận, 56 phiếu chống và 61 phiếu trắng, khoản cho vay nêu trên đã tiến tới bước lập pháp cuối cùng sau khi chính phủ các quốc gia thành viên EU nhất trí với kế hoạch hồi đầu tháng 10.
Ngân hàng Nhà nước báo cáo Quốc hội về giá vàng, tái cơ cấu các tổ chức tín dụng
Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành cơ quan liên quan thực hiện các giải pháp để xử lý cơ bản các tổ chức tín dụng yếu kém.
Các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ lượng trái phiếu nhân dân tệ cao kỷ lục
Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số trái phiếu nhân dân tệ do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ đã vượt quá 640 tỷ USD, ở mức cao lịch sử.
Tổng thu ngân sách Nhà nước tăng, năm 2025 ưu tiên chi đầu tư phát triển
Năm 2025, để đảm bảo hiệu quả thu chi ngân sách, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành trung ương phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm so với năm 2024 để giảm bội chi ngân sách.
Cần dự báo giá những vật tư chiến lược để chủ động điều hành ngân sách
Để làm rõ hơn vấn đề thu chi ngân sách năm 2024, giải pháp nuôi dưỡng nguồn thu, thực hiện đầu tư các dự án trọng điểm quốc gia, TTXVN có cuộc trao đổi với đại biểu Hà Sỹ Đồng bên lề kỳ họp.
Duy trì giải ngân vốn đầu tư công cao ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Tính đến cuối tháng 9/2024, Long An giải ngân trên 6.600 tỷ đồng, đạt 65,06% kế hoạch; trong khi Tiền Giang từ đầu năm đến nay giải ngân được trên 3.797 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt 76,3% kế hoạch.
Mỹ sẽ trao cho Hemlock Semiconductor 325 triệu USD để sản xuất polysilicon
Nhà sản xuất polysilicon Hemlock Semiconductor dự kiến nhận được nguồn quỹ trị giá 325 triệu USD theo Đạo luật CHIPS và Khoa học, một gói ưu đãi nhằm thúc đẩy nghiên cứu và sản xuất bán dẫn của Mỹ.
Mỹ công bố khoản tín dụng trị giá 1 tỷ USD chuyển đổi nợ với El Salvador
Khoản tín dụng 1 tỷ USD của Mỹ cho El Salvador sẽ được thực hiện qua JPMorgan Chase Bank và với việc mua lại nợ nước ngoài, El Salvador sẽ tiết kiệm được 335 triệu USD tiền phải thanh toán lãi suất.
Mỹ: Các ngân hàng lớn chuẩn bị ứng phó rủi ro từ nợ xấu
Theo dữ liệu của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), tỷ lệ nợ quá hạn đối với nợ thẻ tín dụng, vay mua ôtô và nợ bất động sản thương mại gần đây đã tăng lên mức cao hơn so với trước đại dịch COVID-19.
Bầu cử Mỹ 2024: Bà Kamala Harris vượt ông Donald Trump trong cuộc đua tài chính
Chỉ riêng trong tháng 9, chiến dịch của bà Kamala Harris, Ủy ban Quốc gia của đảng Dân chủ và các quan chức đảng cấp bang đã huy động được hơn 359 triệu USD.
Quan chức ECB: Lãi suất sẽ tiếp tục hạ nếu lạm phát duy trì đà giảm tốc
Ông Gediminas Simkus, thành viên Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), cho biết, lãi suất sẽ tiếp tục giảm nếu lạm phát vẫn duy trì chiều hướng đi xuống.
Bốn thành viên lớn nhất EU trợ cấp hàng chục tỷ euro cho ôtô chạy bằng xăng dầu
Italy cung cấp 16 tỷ euro trợ cấp cho xe doanh nghiệp chạy bằng nhiên liệu hóa thạch, tiếp theo là Đức với 13,7 tỷ euro; Pháp và Ba Lan chi lần lượt 6,4 tỷ euro và 6,1 tỷ euro mỗi năm.
Trung Quốc thông báo giảm lãi suất cho vay cơ bản
Lãi suất cho vay cơ bản kỳ hạn 1 năm đã được giảm 0,25 điểm phần trăm, từ 3,35% xuống 3,10%, trong khi lãi suất cho vay cơ bản kỳ hạn 5 năm cũng được giảm mức tương tự từ 3,85% xuống 3,6%.
Bitcoin lên đỉnh 3 tháng trước thềm cuộc bầu cử Mỹ
Đồng bitcoin được hưởng lợi nhờ những tín hiệu tích cực từ phía Trump khi chính quyền của ông được coi là có quan điểm mềm mỏng hơn về quy định tiền kỹ thuật số.
Hai xu hướng kinh doanh khác biệt của các "thợ đào" bitcoin
MARA Holdings, Riot Platforms và CleanSpark đang giữ lại bitcoin; trong khi đó ngày càng nhiều công ty chi tiêu nhiều hơn cho phát triển trung tâm dữ liệu cung cấp năng lượng cho các ứng dụng AI.
Còn nhiều bộ ngành, địa phương chậm giải ngân vốn đầu tư công
Bộ Tài chính đề nghị các địa phương thực hiện rà soát và phân bổ vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia theo đúng mục tiêu, đối tượng, địa bàn và nội dung hỗ trợ, đảm bảo thực hiện theo đúng quy định.
Thái Lan mở rộng đối tượng tham gia chương trình hỗ trợ tiền mặt 10.000 baht
Chính phủ Thái Lan sẽ cho phép những người không có điện thoại thông minh đăng ký tham gia chương trình hỗ trợ 10.000 baht tại các ngân hàng nhà nước vào tháng tới.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đối mặt với sự suy giảm ảnh hưởng toàn cầu
Cấu trúc của nền kinh tế thế giới thay đổi, khi Mỹ và các đồng minh chiếm tỷ trọng nhỏ hơn; trong khi dù vẫn là đồng tiền dự trữ chính nhưng USD không còn giữ được vị thế mạnh như trước đây.
Đồng USD giảm giá sau 5 ngày tăng liên tiếp, nguyên nhân vì sao?
Trong bối cảnh chính phủ Trung Quốc chính thức tung ra một gói kích thích kinh tế mới, thúc đẩy các thị trường chứng khoán tăng giá, đồng USD giảm trong phiên giao dịch ngày 18/10.
Thâm hụt ngân sách năm 2024 của Mỹ lên mức cao thứ 3 trong lịch sử
Theo Bộ Tài chính Mỹ, năm tài chính 2024 đánh dấu mức thâm hụt cao thứ ba trong lịch sử “Xứ cờ hoa," chỉ sau 2 năm 2021 và 2020 trong khi trả lãi cho nợ công tăng gần 30%.