Ngày 12/4, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Bộ Kếhoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai phối hợp tổchức Hội nghị xúc tiến đầu tư Tây Nguyên lần thứ hai 2013. Đây là cơ hội tốt đểgiới thiệu, trao đổi, nắm bắt các tiềm năng, lợi thế của Tây Nguyên, tiếp cậncác dự án trọng điểm đang ưu tiên thu hút đầu tư, những cơ chế, chính sách ưuđãi đối với các lĩnh vực, địa bàn trong vùng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang - Trưởng Ban Chỉđạo Tây Nguyên cùng trên 600 đại biểu đại diện cho các bộ, ngành Trung ương,ngân hàng và doanh nghiệp tham dự sự kiện quan trọng này.
Vùng đất giàu tiềm năng
Với diện tích tự nhiên trên 5,4 triệu ha, trong đó có 1,36 triệu ha đất đỏbazan, chiếm 66% diện tích đất bazan toàn quốc, dân số 4,8 triệu người, TâyNguyên thực sự là vùng đất giàu tiềm năng lợi thế phát triển, nhất là về nông,lâm nghiệp, thủy điện, khoáng sản, du lịch và kinh tế cửa khẩu.
Nhận rõ đặc điểm, ví trí quan trọng, tiềm năng to lớn và cả những khó khăn trongviệc phát triển kinh tế-xã hội của vùng Tây Nguyên, Đảng, Nhà nước luôn quan tâmphát triển kinh tế-xã hội Tây Nguyên, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 10 vềphát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên; Thủtướng Chính phủ đã có nhiều quyết định về quy hoạch và chính sách hỗ trợ pháttriển kinh tế-xã hội đối với các tỉnh Tây Nguyên.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, với sự nỗ lực của cả hệthống chính trị, của đồng bào các dân tộc và sự góp sức của cả nước, kinh tế-xãhội Tây Nguyên đã đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều mặt, cơ cấukinh tế chuyển dịch tích cực. Hiện nay, Tây Nguyên là vùng sản xuất nhiều loạinông sản hàng hóa với sản lượng lớn, chất lượng và giá trị kinh tế ngày càngtăng, có lợi thế cạnh tranh cả trong và ngoài nước như càphê, cao su, chè, tiêu,bông vải, dược liệu, cây ăn quả, nguyên liệu giấy...
Công nghiệp phát triển cả về quy mô và công nghệ, đáng chú ý là thủy điện, vậtliệu xây dựng, chế biến nông sản... với thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng.Dịch vụ, nhất là thương mại, vận tải, viễn thông, ngân hàng phát triển khánhanh. Kinh tế tăng trưởng liên tục ở mức khá cao. Thu nhập bình quân đầu ngườităng nhanh từ 2,9 triệu đồng (năm 2001) lên 26,9 triệu đồng năm 2012. Kết cấu hạtầng phát triển khá nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hộicủa vùng, giao lưu thuận lợi hơn với các tỉnh Đông Nam Bộ, Thành phố Hồ ChíMinh, Duyên hải miền Trung, với Lào và Campuchia.
Hầu hết các tuyến đường giao thông chính trên địa bàn đã được cải tạo. Đường HồChí Minh đoạn qua Tây Nguyên đã được hoàn thành về cơ bản, tuyến đường ĐôngTrường Sơn nối liền 7 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đã được khởi công xây dựng.Các sân bay được nâng cấp và mở thêm đường bay đến một số thành phố lớn trongnước. Giao thông nông thôn tiếp tục phát triển, 100% các trung tâm cụm xã, hầuhết số xã đã có đường ôtô đến trung tâm.
Kể từ sau Hội nghị xúc tiến đầu tư Tây Nguyên lần thứ nhất năm 2009 đến nay, thuhút đầu tư vào vùng đã có chuyển biến tích cực với tổng vốn đăng ký đầu tư đạttrên 90.000 tỷ đồng (bình quân 30.000 tỷ đồng/ năm). Về thu hút nguồn vốn ODA,từ năm 2005 đến nay, vùng Tây Nguyên thu hút được hơn 192 triệu USD, tập trungvào các lĩnh vực chủ yếu như nông nghiệp và phát triển nông thôn; xóa đói giảmnghèo; cơ sở hạ tầng đô thị, giao thông; giáo dục và đào tạo; y tế; thủy lợi...
Về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tính đến hết tháng 3/2013, vùng đã thuhút được 169 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 900 triệu USD.
Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên khẳng địnhHội nghị xúc tiến đầu tư Tây Nguyên lần thứ hai năm 2013 có ý nghĩa thiết thực,là sự kiện xúc tiến đầu tư cấp quốc gia trọng điểm nhằm giới thiệu với các nhàđầu tư trong và ngoài nước về tiềm năng, lợi thế của Tây Nguyên; các cơ chếchính sách khuyến khích, ưu đãi, thu hút đầu tư; các dự án trọng điểm cần thuhút vốn đầu tư giai đoạn 2013-2015...
Tại hội nghị, lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên đã giới thiệu với các nhà đầu tư tiềmnăng, lợi thế, các lĩnh vực ưu tiên đầu tư của vùng, đồng thời khẳng định tiếptục cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư; luôn đồng hành, chào đónvà tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp đầu tư vào Tây Nguyên trênnguyên tắc đôi bên cùng có lợi.
Tháo gỡ lực cản
Với lợi thế nhưng hiện Tây Nguyên cũng là vùng khó khăn, lạc hậu, vùng sâu, vùngxa, biên giới, địa hình hiểm trở, chia cắt phức tạp, dân cư phân tán, tỷ lệ đóinghèo cao, sản xuất chưa phát triển, trình độ dân trí thấp, tiềm ẩn nhiều nguycơ mất ổn định an ninh, chính trị. Vì vậy, đầu tư phát triển Tây Nguyên có ýnghĩa vô cùng quan trọng không chỉ về kinh tế mà còn đối với việc tăng cườngkhối đại đoàn kết dân tộc và sự ổn định, phát triển bền vững đất nước, bảo đảman ninh, quốc phòng, đối ngoại.
Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, cơ hội đầu tư vào vùng TâyNguyên là rất lớn, nhu cầu vốn đầu tư phát triển của vùng giai đoạn 2011-2015khoảng 400.000 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư tư nhân (kể cả FDI) khoảng 250.000tỷ đồng (chiếm đến 60%).
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh khẳng định Bộ sẽ tiếp tục nghiêncứu, bổ sung, hoàn thiện và trình Chính phủ Quyết định ban hành cơ chế, chínhsách đặc thù và ưu đãi phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninhvùng Tây Nguyên đến năm 2020, trong đó tập trung vào xúc tiến đầu tư, thu hútFDI vào lĩnh vực giáo dục-đào tạo, huy động và phát triển nguồn nhân lực chấtlượng cao; phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; chính sách tạo điều kiện thuậnlợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp muốn gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên...
Về hỗ trợ nguồn lực, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, Ngân hàngNhà nước chủ trì phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Nguyên, cấp ủy, chính quyền địaphương 5 tỉnh trong vùng xây dựng đề án tổng thể của ngành ngân hàng phục vụphát triển kinh tế Tây nguyên để triển khai trong toàn hệ thống, từ các vụ cụccủa Ngân hàng Trung ương trong việc cập nhật, phản ứng nhanh về tháo gỡ khó khănchính sách, chỉ đạo các tổ chức tín dụng trong việc mở rộng màng lưới, tập trungvốn tham gia tài trợ các chương trình tín dụng đặc thù cho kinh tế Tây Nguyên.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tíndụng, nhất là ngân hàng thương mại nhà nước phải tranh thủ sự hỗ trợ về kỹ thuậtnghiệp vụ của tổ chức quốc tế để nghiên cứu triển khai chính sách cho vay theohướng cho vay theo chuỗi giá trị, cho vay theo dòng tiền, để tạo điều kiện doanhnghiệp dễ dàng hơn trong tiếp cận vốn tín dụng không cần nhiều tài sản thế chấp.
Các ngân hàng thương mại nhà nước phải đi đầu trong việc đóng vai trò trung tâmtạo lập ra các chuỗi giá trị từ nhà cung cấp đầu vào về nguyên vật liệu, congiống, đến người nông dân sản xuất, đến doanh nghiệp thu mua chế biến xuất khẩu,các siêu thị nhà hàng đưa hàng hóa đến người tiêu dùng trong cả nước nhằm kíchcầu nội địa và thiết thực tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho sản xuất chế biếnnông sản hàng hóa của Tây Nguyên.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ làm đầu mối, kết nối tất cả các chương trìnhtài trợ cho an sinh xã hội đối với huyện nghèo, xã nghèo, hộ đặc biệt khó khăntrong vùng kinh tế Tây Nguyên, để có nguồn tiền đủ lớn, tạo ra sự thay đổi đángkể đối với sản xuất, kinh doanh, điều kiện đi lại, trường học, nơi khám chữabệnh... của bà con trong vùng được tài trợ.
Ngay trong hội nghị này, các ngân hàng đã huy động được trên 251 tỷ đồng chocông tác an sinh xã hội, trong đó các ngân hàng thương mại đóng góp 184 tỷ đồng,Chủ tịch Ngân hàng BIDV Trần Bắc Hà cho biết.
Tại hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương trong vùng cũng đã chia sẻ,trao đổi với các nhà đầu tư các vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách thu hútđầu tư vào vùng trong những lĩnh vực còn nhiều tiềm năng, lợi thế như nôngnghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, khai khoáng, năng lượng, du lịch, dịchvụ...
Huy động mọi nguồn lực đưa Tây Nguyên phát triển bền vững
Nhấn mạnh tiềm năng lợi thế và những thành tựu trong phát triển kinh tế-xã hộicủa vùng Tây Nguyên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng kết quả thu hút đầu tưvào Tây Nguyên đến nay còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thếcủa vùng. Số lượng, quy mô dự án còn hạn chế, công nghệ đơn giản, lạc hậu; sửdụng ít lao động và chủ yếu tập trung ở các đô thị. Số lượng dự án đầu tư vàocác khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp, du lịch-dịch vụ tạo giá trị gia tănglớn còn rất ít, chưa thu hút được các tập đoàn kinh tế lớn.
Để tiếp tục xây dựng Tây Nguyên trở thành một trong những vùng động lực pháttriển của cả nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Chính phủ đang chỉ đạo BộKế hoạch và Đầu tư khẩn trương hoàn thiện để trình ban hành các cơ chế, chínhsách ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùngTây Nguyên đến năm 2020.
Chính phủ sẽ huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển kếtcấu hạ tầng hiện đại, trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình lớn về hạtầng giao thông, đảm bảo thông suốt, nối liền các cảng biển, sân bay, đô thị venbiển và các vùng phụ cận; chú trọng xúc tiến việc đầu tư nâng cấp đường Hồ ChíMinh (đoạn quốc lộ 14 cũ qua Tây Nguyên) các dự án đường cao tốc ngã ba DầuGiây-Đà Lạt, Pleiku-Quy Nhơn, các tuyến đường sắt nối Tây Nguyên với vùng Duyênhải miền Trung và Đông Nam Bộ; đầu tư nâng cấp và hiện đại hóa các sân bay BuônMa Thuột, Pleiku và Liên Khương nhằm tạo thuận lợi hơn trong thu hút đầu tư.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các địa phương trong vùng Tây Nguyên cần tăngcường phối hợp, triển khai quy hoạch một cách hiệu quả, gắn kết các tiềm năng,lợi thế, tạo tiếng nói chung để thu hút đầu tư, phát triể; chú trọng đào tạophát triển nguồn nhân lực có trình độ quản lý và tay nghề cao; có chính sáchthích hợp để khuyến khích ứng dụng, đổi mới và chuyển giao công nghệ; đẩy mạnhcải cách hành chính tạo môi trường thông thoáng cho đầu tư phát triển.
“Chính phủ sẽ tiếp tục nghiên cứu bổ sung các cơ chế chính sách ưu đãi, nhất làưu đãi đặc thù phát triển một số lĩnh vực có nhiều tiềm năng, lợi thế để vùngTây Nguyên thu hút mạnh mẽ các nguồn đầu tư, phát triển nhanh, bền vững," Thủtướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương trong vùng khẩn trương chọn,đề xuất một số dự án đầu tư trọng điểm, có tính lan tỏa vào lĩnh vực nôngnghiệp, lâm nghiệp và đề xuất các ưu đãi đặc biệt để tập trung đầu tư và thu hútđầu tư bằng nhiều hình thức, nguồn vốn khác nhau.
Nhấn mạnh việc đẩy mạnh hợp tác kinh tế, giao lưu thương mại giữa các tỉnh TâyNguyên với các tỉnh vùng biên của Lào, Campuchia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêucần việc thu hút đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư vàoTây Nguyên phải gắn với việc đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xãhội nhằm tạo cho Tây Nguyên trở thành một điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tưnhưng cũng bảo đảm Tây Nguyên mãi là vùng căn cứ vững chắc cho sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngay tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Tây Nguyên lần thứ hai 2013, các ngân hàngthương mại đã ký kết 28 hợp đồng tài trợ vốn cho các doanh nghiệp trong vùng đầutư vào lĩnh vực cà phê, cao su, thủy điện với số tiền gần 24.000 tỷ đồng và traoGiấy chứng nhận đầu tư cho 13 doanh nghiệp với tổng số vốn trên 16.000 tỷđồng./.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang - Trưởng Ban Chỉđạo Tây Nguyên cùng trên 600 đại biểu đại diện cho các bộ, ngành Trung ương,ngân hàng và doanh nghiệp tham dự sự kiện quan trọng này.
Vùng đất giàu tiềm năng
Với diện tích tự nhiên trên 5,4 triệu ha, trong đó có 1,36 triệu ha đất đỏbazan, chiếm 66% diện tích đất bazan toàn quốc, dân số 4,8 triệu người, TâyNguyên thực sự là vùng đất giàu tiềm năng lợi thế phát triển, nhất là về nông,lâm nghiệp, thủy điện, khoáng sản, du lịch và kinh tế cửa khẩu.
Nhận rõ đặc điểm, ví trí quan trọng, tiềm năng to lớn và cả những khó khăn trongviệc phát triển kinh tế-xã hội của vùng Tây Nguyên, Đảng, Nhà nước luôn quan tâmphát triển kinh tế-xã hội Tây Nguyên, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 10 vềphát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên; Thủtướng Chính phủ đã có nhiều quyết định về quy hoạch và chính sách hỗ trợ pháttriển kinh tế-xã hội đối với các tỉnh Tây Nguyên.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, với sự nỗ lực của cả hệthống chính trị, của đồng bào các dân tộc và sự góp sức của cả nước, kinh tế-xãhội Tây Nguyên đã đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều mặt, cơ cấukinh tế chuyển dịch tích cực. Hiện nay, Tây Nguyên là vùng sản xuất nhiều loạinông sản hàng hóa với sản lượng lớn, chất lượng và giá trị kinh tế ngày càngtăng, có lợi thế cạnh tranh cả trong và ngoài nước như càphê, cao su, chè, tiêu,bông vải, dược liệu, cây ăn quả, nguyên liệu giấy...
Công nghiệp phát triển cả về quy mô và công nghệ, đáng chú ý là thủy điện, vậtliệu xây dựng, chế biến nông sản... với thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng.Dịch vụ, nhất là thương mại, vận tải, viễn thông, ngân hàng phát triển khánhanh. Kinh tế tăng trưởng liên tục ở mức khá cao. Thu nhập bình quân đầu ngườităng nhanh từ 2,9 triệu đồng (năm 2001) lên 26,9 triệu đồng năm 2012. Kết cấu hạtầng phát triển khá nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hộicủa vùng, giao lưu thuận lợi hơn với các tỉnh Đông Nam Bộ, Thành phố Hồ ChíMinh, Duyên hải miền Trung, với Lào và Campuchia.
Hầu hết các tuyến đường giao thông chính trên địa bàn đã được cải tạo. Đường HồChí Minh đoạn qua Tây Nguyên đã được hoàn thành về cơ bản, tuyến đường ĐôngTrường Sơn nối liền 7 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đã được khởi công xây dựng.Các sân bay được nâng cấp và mở thêm đường bay đến một số thành phố lớn trongnước. Giao thông nông thôn tiếp tục phát triển, 100% các trung tâm cụm xã, hầuhết số xã đã có đường ôtô đến trung tâm.
Kể từ sau Hội nghị xúc tiến đầu tư Tây Nguyên lần thứ nhất năm 2009 đến nay, thuhút đầu tư vào vùng đã có chuyển biến tích cực với tổng vốn đăng ký đầu tư đạttrên 90.000 tỷ đồng (bình quân 30.000 tỷ đồng/ năm). Về thu hút nguồn vốn ODA,từ năm 2005 đến nay, vùng Tây Nguyên thu hút được hơn 192 triệu USD, tập trungvào các lĩnh vực chủ yếu như nông nghiệp và phát triển nông thôn; xóa đói giảmnghèo; cơ sở hạ tầng đô thị, giao thông; giáo dục và đào tạo; y tế; thủy lợi...
Về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tính đến hết tháng 3/2013, vùng đã thuhút được 169 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 900 triệu USD.
Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên khẳng địnhHội nghị xúc tiến đầu tư Tây Nguyên lần thứ hai năm 2013 có ý nghĩa thiết thực,là sự kiện xúc tiến đầu tư cấp quốc gia trọng điểm nhằm giới thiệu với các nhàđầu tư trong và ngoài nước về tiềm năng, lợi thế của Tây Nguyên; các cơ chếchính sách khuyến khích, ưu đãi, thu hút đầu tư; các dự án trọng điểm cần thuhút vốn đầu tư giai đoạn 2013-2015...
Tại hội nghị, lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên đã giới thiệu với các nhà đầu tư tiềmnăng, lợi thế, các lĩnh vực ưu tiên đầu tư của vùng, đồng thời khẳng định tiếptục cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư; luôn đồng hành, chào đónvà tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp đầu tư vào Tây Nguyên trênnguyên tắc đôi bên cùng có lợi.
Tháo gỡ lực cản
Với lợi thế nhưng hiện Tây Nguyên cũng là vùng khó khăn, lạc hậu, vùng sâu, vùngxa, biên giới, địa hình hiểm trở, chia cắt phức tạp, dân cư phân tán, tỷ lệ đóinghèo cao, sản xuất chưa phát triển, trình độ dân trí thấp, tiềm ẩn nhiều nguycơ mất ổn định an ninh, chính trị. Vì vậy, đầu tư phát triển Tây Nguyên có ýnghĩa vô cùng quan trọng không chỉ về kinh tế mà còn đối với việc tăng cườngkhối đại đoàn kết dân tộc và sự ổn định, phát triển bền vững đất nước, bảo đảman ninh, quốc phòng, đối ngoại.
Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, cơ hội đầu tư vào vùng TâyNguyên là rất lớn, nhu cầu vốn đầu tư phát triển của vùng giai đoạn 2011-2015khoảng 400.000 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư tư nhân (kể cả FDI) khoảng 250.000tỷ đồng (chiếm đến 60%).
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh khẳng định Bộ sẽ tiếp tục nghiêncứu, bổ sung, hoàn thiện và trình Chính phủ Quyết định ban hành cơ chế, chínhsách đặc thù và ưu đãi phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninhvùng Tây Nguyên đến năm 2020, trong đó tập trung vào xúc tiến đầu tư, thu hútFDI vào lĩnh vực giáo dục-đào tạo, huy động và phát triển nguồn nhân lực chấtlượng cao; phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; chính sách tạo điều kiện thuậnlợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp muốn gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên...
Về hỗ trợ nguồn lực, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, Ngân hàngNhà nước chủ trì phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Nguyên, cấp ủy, chính quyền địaphương 5 tỉnh trong vùng xây dựng đề án tổng thể của ngành ngân hàng phục vụphát triển kinh tế Tây nguyên để triển khai trong toàn hệ thống, từ các vụ cụccủa Ngân hàng Trung ương trong việc cập nhật, phản ứng nhanh về tháo gỡ khó khănchính sách, chỉ đạo các tổ chức tín dụng trong việc mở rộng màng lưới, tập trungvốn tham gia tài trợ các chương trình tín dụng đặc thù cho kinh tế Tây Nguyên.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tíndụng, nhất là ngân hàng thương mại nhà nước phải tranh thủ sự hỗ trợ về kỹ thuậtnghiệp vụ của tổ chức quốc tế để nghiên cứu triển khai chính sách cho vay theohướng cho vay theo chuỗi giá trị, cho vay theo dòng tiền, để tạo điều kiện doanhnghiệp dễ dàng hơn trong tiếp cận vốn tín dụng không cần nhiều tài sản thế chấp.
Các ngân hàng thương mại nhà nước phải đi đầu trong việc đóng vai trò trung tâmtạo lập ra các chuỗi giá trị từ nhà cung cấp đầu vào về nguyên vật liệu, congiống, đến người nông dân sản xuất, đến doanh nghiệp thu mua chế biến xuất khẩu,các siêu thị nhà hàng đưa hàng hóa đến người tiêu dùng trong cả nước nhằm kíchcầu nội địa và thiết thực tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho sản xuất chế biếnnông sản hàng hóa của Tây Nguyên.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ làm đầu mối, kết nối tất cả các chương trìnhtài trợ cho an sinh xã hội đối với huyện nghèo, xã nghèo, hộ đặc biệt khó khăntrong vùng kinh tế Tây Nguyên, để có nguồn tiền đủ lớn, tạo ra sự thay đổi đángkể đối với sản xuất, kinh doanh, điều kiện đi lại, trường học, nơi khám chữabệnh... của bà con trong vùng được tài trợ.
Ngay trong hội nghị này, các ngân hàng đã huy động được trên 251 tỷ đồng chocông tác an sinh xã hội, trong đó các ngân hàng thương mại đóng góp 184 tỷ đồng,Chủ tịch Ngân hàng BIDV Trần Bắc Hà cho biết.
Tại hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương trong vùng cũng đã chia sẻ,trao đổi với các nhà đầu tư các vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách thu hútđầu tư vào vùng trong những lĩnh vực còn nhiều tiềm năng, lợi thế như nôngnghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, khai khoáng, năng lượng, du lịch, dịchvụ...
Huy động mọi nguồn lực đưa Tây Nguyên phát triển bền vững
Nhấn mạnh tiềm năng lợi thế và những thành tựu trong phát triển kinh tế-xã hộicủa vùng Tây Nguyên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng kết quả thu hút đầu tưvào Tây Nguyên đến nay còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thếcủa vùng. Số lượng, quy mô dự án còn hạn chế, công nghệ đơn giản, lạc hậu; sửdụng ít lao động và chủ yếu tập trung ở các đô thị. Số lượng dự án đầu tư vàocác khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp, du lịch-dịch vụ tạo giá trị gia tănglớn còn rất ít, chưa thu hút được các tập đoàn kinh tế lớn.
Để tiếp tục xây dựng Tây Nguyên trở thành một trong những vùng động lực pháttriển của cả nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Chính phủ đang chỉ đạo BộKế hoạch và Đầu tư khẩn trương hoàn thiện để trình ban hành các cơ chế, chínhsách ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùngTây Nguyên đến năm 2020.
Chính phủ sẽ huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển kếtcấu hạ tầng hiện đại, trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình lớn về hạtầng giao thông, đảm bảo thông suốt, nối liền các cảng biển, sân bay, đô thị venbiển và các vùng phụ cận; chú trọng xúc tiến việc đầu tư nâng cấp đường Hồ ChíMinh (đoạn quốc lộ 14 cũ qua Tây Nguyên) các dự án đường cao tốc ngã ba DầuGiây-Đà Lạt, Pleiku-Quy Nhơn, các tuyến đường sắt nối Tây Nguyên với vùng Duyênhải miền Trung và Đông Nam Bộ; đầu tư nâng cấp và hiện đại hóa các sân bay BuônMa Thuột, Pleiku và Liên Khương nhằm tạo thuận lợi hơn trong thu hút đầu tư.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các địa phương trong vùng Tây Nguyên cần tăngcường phối hợp, triển khai quy hoạch một cách hiệu quả, gắn kết các tiềm năng,lợi thế, tạo tiếng nói chung để thu hút đầu tư, phát triể; chú trọng đào tạophát triển nguồn nhân lực có trình độ quản lý và tay nghề cao; có chính sáchthích hợp để khuyến khích ứng dụng, đổi mới và chuyển giao công nghệ; đẩy mạnhcải cách hành chính tạo môi trường thông thoáng cho đầu tư phát triển.
“Chính phủ sẽ tiếp tục nghiên cứu bổ sung các cơ chế chính sách ưu đãi, nhất làưu đãi đặc thù phát triển một số lĩnh vực có nhiều tiềm năng, lợi thế để vùngTây Nguyên thu hút mạnh mẽ các nguồn đầu tư, phát triển nhanh, bền vững," Thủtướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương trong vùng khẩn trương chọn,đề xuất một số dự án đầu tư trọng điểm, có tính lan tỏa vào lĩnh vực nôngnghiệp, lâm nghiệp và đề xuất các ưu đãi đặc biệt để tập trung đầu tư và thu hútđầu tư bằng nhiều hình thức, nguồn vốn khác nhau.
Nhấn mạnh việc đẩy mạnh hợp tác kinh tế, giao lưu thương mại giữa các tỉnh TâyNguyên với các tỉnh vùng biên của Lào, Campuchia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêucần việc thu hút đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư vàoTây Nguyên phải gắn với việc đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xãhội nhằm tạo cho Tây Nguyên trở thành một điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tưnhưng cũng bảo đảm Tây Nguyên mãi là vùng căn cứ vững chắc cho sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngay tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Tây Nguyên lần thứ hai 2013, các ngân hàngthương mại đã ký kết 28 hợp đồng tài trợ vốn cho các doanh nghiệp trong vùng đầutư vào lĩnh vực cà phê, cao su, thủy điện với số tiền gần 24.000 tỷ đồng và traoGiấy chứng nhận đầu tư cho 13 doanh nghiệp với tổng số vốn trên 16.000 tỷđồng./.
Thiện Thuật (TTXVN)