Hy vọng mới cho các bệnh nhân mắc chứng rối loạn máu

Các nhà khoa học của trường Đại học Harvard đã nghiên cứu ra một hình thức xét nghiệm máu mới, nhanh chóng, ít tốn kém giúp phát hiện bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.
Hy vọng mới cho các bệnh nhân mắc chứng rối loạn máu ảnh 1Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: AP)

Theo tạp chí Proceedings của Viện Hàn lâm khoa học Mỹ số ra ngày 2/9, các nhà khoa học của trường Đại học Harvard đã nghiên cứu ra một hình thức xét nghiệm máu mới, nhanh chóng, ít tốn kém giúp phát hiện bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, mở ra hy vọng cứu sống hàng nghìn trẻ em ở các nước đang phát triển.

Hình thức xét nghiệm mới nói trên được thực hiện thông qua một máy ly tâm tách lọc máu thành từng lớp trong một dung dịch protein.

Các tế bào hồng cầu hình liềm nặng hơn tế bào hồng cầu khỏe mạnh sẽ kết thành một dải lắng xuống dưới đáy ống nghiệm.

Nếu sau nhiều đợt thử nghiệm thành công và hình thức này được đưa vào ứng dụng, người bệnh có thể chỉ phải chi trả 50 cent cho một lần xét nghiệm, thay vì tốn kém hàng chục nghìn USD như phương pháp xét nghiệm hiện nay, trong đó phải tách protein trong máu thông qua quy trình điện di trên gen (gel electrophoresis).

Ngoài ra, với phương pháp mới này, các bác sỹ chỉ mất khoảng 12 phút để có thể phát hiện trẻ có mắc chứng thiếu máu hồng cầu hình liềm hay không, cũng như có thể phát hiện sớm và điều trị hiệu quả hơn đối với trẻ bị bệnh trước khi có những triệu chứng cấp tính.

Chỉ tính riêng ở châu Phi, ước tính có khoảng 300.000 trẻ em được sinh ra với chứng rối loạn máu di truyền mỗi năm. Chứng bệnh này khiến tế bào hồng cầu biến thành hình lưỡi liềm, làm tắc nghẽn mạch máu.

Theo giới chuyên môn, có hơn 50% trẻ em dưới năm tuổi chết vì biến chứng của bệnh hồng cầu hình liềm trong khi chờ đợi chuẩn đoán và điều trị./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.