Iceland đạt thỏa thuận giải quyết vụ Icesave

Ngày 9/12, Iceland đã đạt được thỏa thuận về bồi thường tiền cho các khách hàng Anh và Hà Lan gửi tiền tại ngân hàng Icesave.
Trong cuộc đàm phán mới kết thúc ngày 9/12, Iceland, Anh và Hà Lan đã đạtđược thỏa thuận về bồi thường tiền cho các khách hàng Anh và Hà Lan gửi tiền tạingân hàng Icesave của Iceland bị thiệt hại khi ngân hàng này phá sản năm 2008.

Bộ trưởng Tài chính Hà Lan Jan Cees de Jager cho biết theo thỏa thuận này,Iceland sẽ thanh toán cho Hà Lan tổng cộng 1,3 tỷ euro (1,7 tỷ USD) với mức lãisuất 3%. Ông Jager không tiết lộ khoản tiền Iceland trả cho phía Anh, song chobiết mức lãi suất sẽ là 3,3%.

Việc chi trả tiền bồi thường sẽ bắt đầu từ tháng 7/2016, và thời hạn thanhtoán kéo dài tới năm 2046. Khoản tiền thanh toán hàng năm không dưới 1,3% tổngsản phẩm quốc nội (GDP) của Iceland, song không được vượt quá 5% nguồn thu củachính phủ nước này.

Thỏa thuận trên còn phải được Quốc hội Iceland thông qua và Tổng thốngnước này ký phê chuẩn. Tuy nhiên, London đã hoan nghênh động thái mới này và tỏý hy vọng vấn đề nợ ngân hàng Icesave sẽ sớm được giải quyết ổn thỏa nhằm mở ramột trang mới trong quan hệ Anh-Iceland. Đại diện Hà Lan cũng đánh giá đây làmột nước tiến quan trọng.

Ngân hàng Icesave từng hoạt động mạnh tại các thị trường tài chính Anh vàHà Lan, nhưng mùa Thu năm 2008 đã bị phá sản do khủng hoảng tài chính toàn cầukhiến 229.000 khách hàng tại Anh và 114.000 khách hàng tại Hà Lan mất trắngnhững khoản tiền gửi.
 
 Dưới sức ép của những người Anh và Hà Lan gửi tiền tại Icesave, chính phủhai nước này đã phải đền bù cho họ bằng tiền lấy từ ngân sách quốc gia.

Đồng thời, London và Amsterdam cũng yêu cầu Chính phủ Iceland hoàn lại sốtiền này, gồm 2,3 tỷ euro cho Anh và 1,3 tỷ euro cho Hà Lan. Ba bên đã bắt đầuđàm phán nhằm giải quyết vấn đề này từ đầu năm nay.
 
Tuy nhiên, việc cử tri Iceland bác bỏ Dự luật về bồi thường cho nhữngkhách hàng có tiền gửi tại Icesave trong cuộc trưng cầu ý dân ngày 6/3 vừa qua,đã khiến vấn đề này bị bỏ ngỏ.

Giới phân tích cho rằng mối quan hệ căng thẳng giữa Iceland với Anh và HàLan liên quan đến việc bồi thường trong vụ ngân hàng Icesave, có thể cản trởtiến trình Reykiavic gia nhập Liên minh châu Âu (EU), đồng thời làm suy yếu vịthế của Iceland trên các thị trường tài chính quốc tế./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.