IEA hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu năm 2019

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ngày 14/6 hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2019 do triển vọng thương mại thế giới đang ngày càng u ám.
IEA hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu năm 2019 ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: Bloomberg)

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ngày 14/6 hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2019 do triển vọng thương mại thế giới đang ngày càng u ám.

Trong báo cáo hằng tháng, IEA dự báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu giảm 100.000 thùng xuống còn 1,2 triệu thùng/ngày, song sau đó sẽ lên mức 1,4 triệu thùng/ngày vào năm 2020. Theo IEA, triển vọng thương mại ngày một tồi tệ đang diễn ra trên khắp thế giới. Vì vậy, nếu trước đây cộng đồng quốc tế chỉ tập trung vào vấn đề cung ứng dầu, sau khi Mỹ siết chặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran và Venezuela, cũng như các vụ tấn công tàu chở dầu gần Eo biển Hormuz thì nay đã có sự chuyển dịch sang nhu cầu dầu mỏ.

[IEA: Lượng cung ứng dầu thế giới giảm do căng thẳng toàn cầu leo thang]

IEA dẫn dữ liệu cho thấy tăng trưởng thương mại thế giới đã xuống mức thấp nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 10 năm trước do Mỹ phát động các cuộc chiến thương mại, vốn bắt đầu gây ảnh hưởng đến nhu cầu dầu mỏ. Trong 3 tháng đầu năm 2019, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu chỉ tăng vỏn vẹn 300.000 thùng/dầu - mức tăng thấp nhất theo quý trong gần 8 năm qua.

Đây là tháng thứ 2 liên tiếp IEA hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu. Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ cùng đồng minh (OPEC+) dự kiến nhóm họp vào cuối tháng để thảo luận có nên tiếp tục kiềm chế sản lượng hay không. Giới phân tích dự báo các nước OPEC+ có thể xem xét tiếp tục cắt giảm sản lượng để đẩy giá dầu lên cao./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.