IMF: Bất ổn tác động đến tăng trưởng kinh tế Trung Đông

Các nền kinh tế Trung Đông và Bắc Phi dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 2,6% trong năm nay, song triển vọng kinh tế khu vực có nguy cơ bị tác động bởi nhiều vấn đề liên quan đến tình hình an ninh.
IMF: Bất ổn tác động đến tăng trưởng kinh tế Trung Đông ảnh 1Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: emirates247.com)

Masood Ahmed, Giám đốc của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phụ trách khu vực Trung Đông và Trung Á, ngày 27/10 cho biết các nền kinh tế Trung Đông và Bắc Phi dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 2,6% trong năm nay, song triển vọng kinh tế khu vực có nguy cơ bị tác động bởi nhiều vấn đề liên quan đến tình hình an ninh đang diễn ra ở khu vực này.

Ông Ahmed cho biết thêm rằng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của các nước Arab tại vùng Vịnh dự kiến tăng trưởng khoảng 4,5% trong năm nay và có thể tăng với nhịp độ tương tự trong năm 2015.

Theo ông Ahmed, các cuộc xung đột tại Iraq, Syria và Lybia đang ảnh hưởng tiêu cực tới những nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng của các nước Arab khác mà hiện không bị tác động bởi tình trạng rối ren hay bạo lực.

Quan chức trên nhận định rằng tình hình tăng trưởng của khu vực có thể chỉ cải thiện vào năm 2015 nếu tình hình bất ổn dịu xuống.

Trong khi đó, các nước xuất khẩu dầu mỏ trong khu vực này cũng đang đối mặt với nguy cơ rủi ro trong bối cảnh giá dầu trên thị trường thế giới “lao dốc,” khiến nguồn thu sụt giảm. Điều đó dẫn đến việc IMF đưa ra mức dự báo tỷ lệ tăng trưởng thấp cho các quốc gia vùng Vịnh sau năm 2015.

Tất cả nước trong khu vực Trung Đông và Bắc Phi, bao gồm các nước nhập khẩu và xuất khẩu dầu mỏ như Morocco, Ai Cập, Jordan hay Tunisia, đã phải triển khai nhiều cải cách cơ cấu để thúc đẩy tăng trưởng mà qua đó có thể tạo ra việc làm khi dân số các nước này đang gia tăng nhanh chóng./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.