IMF cảnh báo các nền kinh tế phát triển về tình trạng giảm cầu

Trong báo cáo công bố ngày 30/9, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo các quốc gia giàu có đang phải đối mặt với nguy cơ giảm cầu và đây là thời điểm cần thiết phải đẩy mạnh đầu tư cho cơ sở hạ tầng.
IMF cảnh báo các nền kinh tế phát triển về tình trạng giảm cầu ảnh 1Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde. (Nguồn: dalje.com)

Trong báo cáo công bố ngày 30/9, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo các quốc gia giàu có đang phải đối mặt với nguy cơ giảm cầu và đây là thời điểm cần thiết phải đẩy mạnh đầu tư cho cơ sở hạ tầng.

Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới của IMF nhận định lãi suất cho vay hiện đang thấp, nhu cầu chi tiêu tại các quốc gia giàu có giảm mạnh, ngoài ra đầu tư vào cơ sở hạ tầng bị thu hẹp ở hầu hết các thị trường mới nổi và ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển.

Đây là dấu hiệu đáng lo ngại bởi cơ sở hạ tầng công cộng là một yếu tố thiết yếu trong các hoạt động sản xuất, việc tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng thường sẽ mang lại hiệu quả trong việc tăng năng suất cả ngắn hạn và dài hạn đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế và hiệu quả đầu tư luôn ở mức cao.

Một nghiên cứu tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển cho thấy cứ tăng 1% giá trị GDP cho đầu tư thì sản lượng kinh tế sẽ tăng 0,4% trong năm đó và khoảng 1,5% sau 4 năm.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng rủi ro mang tính hệ thống cho kinh tế toàn cầu đã có dấu hiệu giảm từ năm 2006 khi mà tình trạng mất cân bằng cán cân tài khoản vãng lai toàn cầu giảm đáng kể.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề đáng lo ngại còn tồn tại.

Mức độ mất cân bằng cán cân tài khoản vãng lai đã giảm hơn 1/3 so với thời kỳ đỉnh điểm vào năm 2006 chủ yếu dựa vào sự cắt giảm hơn nửa thâm hụt thương mại của Mỹ và thặng dư thương mại Trung Quốc, Nhật Bản.

Các quốc gia chịu thâm hụt thương mại như Mỹ đã điều chỉnh tình trạng mất cân bằng này chủ yếu nhờ duy trì cắt giảm nhu cầu tiêu dùng dưới mức trước khi khủng hoảng xảy ra.

IMF tái khẳng định các rủi ro đi kèm với điều chỉnh cân bằng cán cân tài khoản vãng lai toàn cầu đã giảm và bài toán tái cân bằng nhu cầu tiêu dùng toàn cầu vẫn phải là chính sách ưu tiên./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.