IMF có thể hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào tháng tới

Thương mại toàn cầu sụt giảm, đẩy giá năng lượng và thực phẩm lên cao và điều này buộc IMF sẽ phải hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới vào tháng tới.
IMF có thể hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào tháng tới ảnh 1Cảng container ở Hamburg, Đức. (Ảnh: REUTERS/TTXVN)

Ngày 10/3, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cho biết căng thẳng tại Ukraine và các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga đã khiến thương mại toàn cầu sụt giảm, đẩy giá năng lượng và thực phẩm lên cao và buộc thể chế này sẽ phải hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới vào tháng tới.

Phát biểu với báo giới, bà Georgieva cho biết các lệnh trừng phạt chưa từng có tiền lệ đối với Nga liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt của nước này tại Ukraine đã khiến kinh tế Nga đột ngột suy giảm và đối mặt với nguy cơ suy thoái sâu trong năm nay.

Tuy nhiên, bà không đưa ra dự báo cụ thể nào đối với Nga hay nền kinh tế toàn cầu.

[Căng thẳng Nga-Ukraine khiến kinh tế thế giới đối mặt nhiều rủi ro]  

IMF dự kiến công bố báo cáo cập nhật về triển vọng kinh tế thế giới vào giữa tháng Tư tới.

Trong một cuộc phỏng vấn khác với CNBC, Tổng Giám đốc Georgieva cho biết IMF vẫn lạc quan về tăng trưởng kinh tế thế giới, nhưng căng thẳng Nga-Ukraine sẽ tác động đến tăng trưởng và triển vọng hợp tác đa phương.

Bà cũng nhận định lạm phát tăng mạnh tại nhiều nước đồng nghĩa với xu hướng thắt chặt tiền tệ đang diễn ra tại nhiều nước sẽ “nhanh hơn và mạnh hơn” dự đoán.

Tình hình này cũng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho khu vực Mỹ Latinh, Caribe, một số nước Trung Đông cùng nhiều nước ở châu Phi, trong đó có Ai Cập.

Tháng Một vừa qua, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế đối với Mỹ, Trung Quốc và kinh tế toàn cầu do những nguy cơ liên quan đến đại dịch COVID-19, lạm phát gia tăng, sự gián đoạn nguồn cung và kế hoạch thắt chặt tiền tệ của Mỹ.

Thời điểm đó, thể chế này dự đoán kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 4,4% trong năm nay, giảm 0,5% so với dự báo trước đó./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.