IMF dự báo thận trọng về nền kinh tế lớn thứ ba Eurozone

IMF nhận định mặc dù nền kinh tế Italy phục hồi tốt sau ảnh hưởng của đại dịch và những cú sốc giá năng lượng gần đây, nhưng kinh tế nước này chỉ có mức “tăng trưởng vừa phải trong những năm tới."

Người tiêu dùng mua sắm tại siêu thị ở Milan, Italy. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Người tiêu dùng mua sắm tại siêu thị ở Milan, Italy. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 20/5, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết mặc dù nền kinh tế Italy phục hồi tốt sau ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và những cú sốc giá năng lượng gần đây, nhưng kinh tế nước này chỉ có mức “tăng trưởng vừa phải trong những năm tới."

Trong một ghi chú được IMF công bố vào cuối chuyến thăm Italy, Quỹ này nêu rõ rằng nền kinh tế Italy đã ghi nhận sự phục hồi tốt sau đại dịch COVID-19 và những cú sốc gần đây do giá năng lượng cao nhờ sự khởi động lại của ngành du lịch và sự hỗ trợ của các chính sách công.

Hoạt động kinh tế ghi nhận mức tăng 0,9% trong năm 2023, bên cạnh mức tăng hàng năm là 0,6% trong quý 1/2024.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Italy vượt mức trước đại dịch COVID-19, với thành tích tốt hơn so với các quốc gia khác thuộc khu vực đồng euro, một phần nhờ tác động tích cực của các nguồn hỗ trợ của Liên minh châu Âu (EU) trong Chương trình phục hồi và chống đỡ quốc gia (PNRR).

Hệ thống ngân hàng Italy vẫn ổn định, trong khi quá trình điều chỉnh những điều kiện tài chính hạn chế hơn vẫn tiếp tục như dự kiến. Ghi chú của IMF viết: “Một số rủi ro có thể phát sinh, khi những tác động tích cực, liên quan đến các biện pháp đặc biệt được phê duyệt trong thời kỳ đại dịch, biến mất."

Tỷ lệ lạm phát tại Italy dự kiến sẽ giảm xuống mức trung bình 1,7% trong năm 2024 và sau đó quay trở lại mục tiêu 2% vào năm 2025.

Theo dự báo của IMF, tăng trưởng tiền lương dự kiến sẽ tăng trong giai đoạn 2024-2025, nhờ lợi nhuận của các công ty cao hơn./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.