IMF: Khả năng tăng trưởng toàn cầu chậm lại dưới 2% "ngày càng tăng"

IMF dự đoán hơn 30% nền kinh tế toàn cầu sẽ giảm trong năm nay hoặc năm 2023, trong đó tăng trưởng kinh tế Mỹ, châu Âu và Trung Quốc đang đình trệ.
IMF: Khả năng tăng trưởng toàn cầu chậm lại dưới 2% "ngày càng tăng" ảnh 1IMF dự đoán hơn 30% nền kinh tế toàn cầu sẽ giảm trong năm nay hoặc năm 2023. (Ảnh: THX/TTXVN)

Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 1/12 cảnh báo về khả năng tăng trưởng toàn cầu giảm xuống dưới 2% đang ngày càng tăng trong bối cảnh nhiều nền kinh tế lớn chậm lại.

Bình luận trên của bà Kristalina Georgieva được đưa ra trong bối cảnh các nền kinh tế phải đối mặt với tác động của cuộc xung đột tại Ukraine, đẩy giá năng lượng và nhiên liệu tăng cao, cùng với lạm phát gia tăng và tăng trưởng chậm lại tại Trung Quốc.

Tại hội thảo Reuters NEXT ngày 1/12, khi đề cập đến những dự đoán gần đây của tổ chức này cho năm 2023, bà Georgieva nhấn mạnh khả năng tăng trưởng toàn cầu chậm lại hơn nữa, giảm xuống dưới 2% là 25%. Tuy nhiên, khi đánh giá các chỉ số gần đây, IMF quan ngại nguy cơ này có thể tăng.

IMF dự đoán hơn 30% nền kinh tế toàn cầu sẽ giảm trong năm nay hoặc năm 2023, trong đó tăng trưởng kinh tế Mỹ, châu Âu và Trung Quốc đang đình trệ.

[Kinh tế thế giới giảm tốc, dự báo giá nông sản 'hạ nhiệt' vào năm 2023]

Bà Georgieva cũng bày tỏ sự lo ngại về "sự sụt giảm đồng thời ở Mỹ, châu Âu và Trung Quốc," đặc biệt là tình hình tại Trung Quốc bởi thế giới đã phụ thuộc nhiều vào nước này để tăng trưởng.

Theo giới chuyên gia, bất kỳ sự suy yếu nào của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, quốc gia đóng góp từ 35-40% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, cũng có thể tác động tới kinh tế thế giới.

IMF dự kiến sẽ đưa ra bản cập nhật về triển vọng kinh tế vào tháng 1/2023 và tổ chức này là một trong những thể chế toàn cầu có chuyến thăm đến Trung Quốc vào tuần tới.

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), nền kinh tế toàn cầu đã sụt giảm 3,3% vào năm 2020 và 1,3% vào năm 2009./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.