IMF: Kinh tế Nga sẽ thiệt hại nặng nề nếu các lệnh trừng phạt gia tăng

IMF dự báo Tổng sản phẩm quốc nội của Nga sẽ giảm 8,5% trong năm nay, dự kiến giảm thêm 2,3% trong năm 2023 và có thể giảm tới 17% nếu phương Tây áp lệnh trừng phạt xuất khẩu năng lượng của Nga.
IMF: Kinh tế Nga sẽ thiệt hại nặng nề nếu các lệnh trừng phạt gia tăng ảnh 1Người dân mua hàng tại siêu thị ở Moskva, Nga, ngày 6/4/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nhà kinh tế trưởng mới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Pierre-Olivier Gourinchas ngày 19/4 cho biết nền kinh tế Nga sẽ không sớm phục hồi sau các lệnh trừng phạt do nhiều quốc gia phương Tây áp đặt vì liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine, và có thể thấy những thiệt hại hơn nữa nếu những lệnh trừng phạt được mở rộng nhằm vào xuất khẩu năng lượng.

Ông Gourinchas cho rằng các lệnh trừng phạt và cấm xuất khẩu của phương Tây và Mỹ khiến nền kinh tế Nga đi trên “một quỹ đạo rất khác,” khiến cho hình thức phục hồi thường thấy sau cú sốc kinh tế khó có thể xảy ra.

Trả lời phỏng vấn báo chí, ông Gourinchas nói: “Chừng nào các biện pháp trừng phạt còn hiệu lực và có thể có hiệu lực trong một thời gian khá dài, nền kinh tế Nga sẽ đi trên một quỹ đạo tăng trưởng rất khác,”

Ông cho rằng các lệnh trừng phạt sẽ thực sự gây tổn hại cho nền kinh tế Nga trong tương lai và có thể gây tổn hại nhiều hơn nếu các lệnh trừng phạt gia tăng.

IMF dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga sẽ giảm 8,5% trong năm nay và dự kiến giảm thêm 2,3% trong năm tới.

[Kinh tế Nga nỗ lực chuyển mình để đối phó các lệnh trừng phạt]

Ông Gourinchas cho biết các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào xuất khẩu năng lượng của Nga có thể khiến sản lượng kinh tế của Nga giảm tới 17% trong năm 2023.

Tuy vậy, ông Gourinchas cho hay các cơ quan quản lý tiền tệ của Nga thành công trong việc sử dụng các biện pháp kiểm sát vốn và lãi suất cao hơn để ngăn ngừa hoạt động của các ngân hàng có thể bị rơi vào phá sản hoặc “cuộc khủng hoảng tài chính hoàn toàn.”

Theo ông, hiện tại không có dấu hiệu bất ổn xã hội do giá năng lượng và lương thực tăng ở Nga, trong khi IMF cảnh báo về tình trạng bất ổn có thể gia tăng tại nhiều khu vực khác trên thế giới, những nơi vật giá tăng cao./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.