IMF thận trọng về khả năng phục hồi tăng trưởng của Brazil

Trong báo cáo thường niên về nền kinh tế Brazil, IMF cho biết đà phục hồi có thể "dịu bớt" vì "những bất ổn chính trị gia tăng đang phủ bóng lên triển vọng về kinh tế."
IMF thận trọng về khả năng phục hồi tăng trưởng của Brazil ảnh 1Trụ sở của Sàn Giao dịch chứng khoán của thành phố Sao Paulo, Brazil. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Nền kinh tế Brazil dường như đã vượt qua giai đoạn khó khăn, nhưng bất ổn chính trị cũng đang gia tăng, khiến Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) quyết định cắt giảm mức dự báo tăng trưởng năm 2018 của nền kinh tế đang suy thoái này.

Trong báo cáo thường niên về nền kinh tế Brazil, IMF cho biết đà phục hồi có thể "dịu bớt" vì "những bất ổn chính trị gia tăng đang phủ bóng lên triển vọng về kinh tế."

IMF dự báo tăng trưởng kinh tế của Brazil sẽ đạt 0,3% trong năm nay, một sự tiến bộ vượt bật so với con số suy thoái âm 3,6% trong năm ngoái. Tuy nhiên, IMF đã giảm mức dự báo cho năm 2018, từ 1,7% trong báo cáo tháng Tư xuống còn 1,3%. Theo IMF, nền kinh tế Brazil có thể tăng trưởng 2% vào năm 2019 và các năm sau đó.

Báo cáo của IMF nhận định "tình trạng suy thoái sâu của Brazil dường như đã kết thúc" nhờ chương trình cải cách đầy tham vọng của Chính phủ Tổng thống Michel Temer. Tuy nhiên, ông Temer đang phải đối mặt với nguy cơ chính trị lớn sau khi bị cáo buộc biển thủ.


[Kinh tế Brazil lần đầu tăng trưởng trở lại sau 2 năm suy thoái]

IMF bày tỏ thận trọng khi nói rằng "khả năng Chính phủ Brazil thực hiện cải cách an ninh-xã hội, bước cần thiết để đảm bảo sự bền vững về tài chính, đang ngày càng không chắc chắn."

IMF đã soạn thảo báo cáo trên trước khi Thượng viện Brazil thông qua các kế hoạch cải cách lao động gây tranh cãi, cho phép các công ty và người lao động tự thương lượng thỏa thuận trong một số vấn đề, cho phép doanh nghiệp mềm dẻo hơn trong quy định về giờ làm và ngày nghỉ của nhân viên.

Ông Temer cho biết nền kinh tế Brazil phải đối mặt với nguy cơ "tan chảy" nếu không có kỷ luật tài chính nghiêm ngặt và đã thuyết phục được quốc hội thông qua luật "đóng băng" mọi kế hoạch tăng chi tiêu công trong vòng 20 năm./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.