Indonesia-Australia nỗ lực sớm ký hiệp định CEPA

Indonesia và Australia nhất trí sẽ đẩy nhanh tốc độ để có thể hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA) trong năm nay.
Phát biểu trong cuộc họp báo sau cuộc gặp Ngoại trưởng Australia Kevin Rudd tạiJakarta hôm 8/7, Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Hatta Rajasa cho biết Jakarta vàCanberra đã nhất trí đẩy nhanh tốc độ để có thể hoàn tất đàm phán Hiệp định Đốitác kinh tế toàn diện (CEPA) trong năm nay.

Bộ trưởng Kinh tế Hatta Rajasa cho biết cả hai chính phủ Indonesia vàAustralia đều nhận thấy sự cần thiết phải đẩy nhanh việc hoàn tất CEPA, một thỏathuận thương mại song phương sẽ thúc đẩy thương mại và đầu tư, đem lại lợi íchcho cả hai nước. Hai bên đang nỗ lực để có thể ký kết văn kiện này trong nămtới.

Ngoài ra, Bộ trưởng Hatta Rajasa cũng cho biết, Diễn đàn bộ trưởngIndonesia-Australia (IAMF) lần thứ 10 - được tổ chức tại Indonesia vào tháng 10năm nay - sẽ tập trung thảo luận về hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau, baogồm cả các ngành công nghiệp, thương mại và đầu tư, khoa học và công nghệ, nôngnghiệp, thực phẩm và lâm nghiệp.

Theo Bộ trưởng Thương mại Indonesia Mari Elka Pangsstu, CEPAIndonesia-Australia bao gồm các thỏa thuận về thương mại, đầu tư, và sẽ bổ sungnhiều điểm hơn cho những nội dung chủ yếu của Hiệp định Thương mại tự doASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA), vừa được Indonesia phê chuẩn trong tháng5/2011.

Bà Mari Elka Pangsstu cũng hy vọng sau khi ký kết CEPA, Australia sẽ tăngcường đầu tư hơn nữa vào các ngành công nghiệp chế tạo ôtô, dệt may và giúpIndonesia xây dựng năng lực trong các lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi gia súc.

Năm ngoái, kim ngạch mậu dịch giữa hai nước đạt 8,3 tỷ USD, tăng so vớimức 6,7 tỷ USD năm 2009, trong đó Indonesia xuất khẩu 4,2 tỷ USD hàng hóa sangAustralia và nhập khẩu 4,1 tỷ USD; Australia đã đầu tư 212,2 triệu USD vào 95 dựán ở Indonesia, tăng so với 69 dự án và 34,5 triệu USD năm 2009./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.